xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khóc ròng vì tài sản kê biên

DI LÂM

Cá nhân chịu trách nhiệm hình sự vẫn không bù đắp nổi thiệt hại mà ngân hàng, doanh nghiệp gánh chịu vì tài sản bị bỏ phế, giằng co với bên thứ ba

Mới đây, trong vụ sai phạm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Hoa (Agribank CN Nam Hoa), 3 người nguyên là cán bộ, lãnh đạo ngân hàng bị tuyên phạt án tù nhưng không liên đới bồi thường dân sự trong toàn vụ án. Chưa kể, thủ phạm "ẵm" tiền bỏ trốn từ lâu. Dù vậy, suốt phiên tòa, ngoại trừ đại diện doanh nghiệp (DN), không ai nhắc đến tổn thất mà DN gánh chịu trong quá trình tài sản bị kê biên phục vụ điều tra ròng rã suốt 2 năm.

"Đắp chiếu" dài hơi

Theo hồ sơ, năm 2007, Trần Thị Minh Châu (đại diện Công ty TNHH Thiên Kim) thuê 16 ha đất của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO (TP Vũng Tàu). Do chưa thực hiện mọi nghĩa vụ trong hợp đồng nên Công ty TNHH Thiên Kim chưa được cấp chủ quyền phần đất trên. Tuy nhiên, Châu vẫn tự ý lấy 10/16 ha đất làm tài sản góp vốn với Công ty TNHH Đá Tấm, không có xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, dưới danh nghĩa Công ty TNHH Đá Tấm, Châu cầm cố 10 ha đất tại Agribank CN Nam Hoa bằng giấy tờ giả. Tắc trách, cán bộ ngân hàng thông qua hồ sơ vay. Khi vụ án bị phanh phui, cơ quan công an kê biên tất cả tài sản, trong đó có 10 ha đất để phục vụ công tác điều tra và thi hành án.

Khóc ròng vì tài sản kê biên - Ảnh 1.

Vướng đại án Phạm Công Danh, sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) bị bỏ hoang nhiều năm Ảnh: BÍCH VÂN

Đến nay, tòa sơ thẩm đưa vụ án ra xét xử mới giải tỏa kê biên, tạm giao mảnh đất cho Công ty IDICO quản lý, khai thác tiếp. HĐXX nhận thấy giao dịch vay tiền có thế chấp mảnh đất giữa Công ty TNHH Đá Tấm và ngân hàng vô hiệu vì hình thành từ giấy tờ giả.

Tương tự, năm 2008, Công ty TNHH Bất động sản FPT ký hợp đồng với Công ty Bình Phát (Dương Thanh Cường đại diện pháp luật) về việc hợp tác liên danh vốn đầu tư dự án lô đất số 10 Âu Cơ (TP HCM) để thành lập Công ty TNHH Bất động sản Đông Phương Phát. Trong hợp đồng, chậm nhất đến ngày 20-2-2008, Công ty Bình Phát phải xuất trình giấy chủ quyền lô đất số 10 Âu Cơ. Tuy nhiên, Cường đã đem giấy tờ đất đến Ngân hàng TMCP Phương Nam thế chấp vay 15.846 lượng vàng SJC.

Với hành vi lừa đảo, Cường bị bắt. Trong thời gian dài, miếng đất trên lâm vào tình trạng bỏ hoang, chờ kết quả điều tra.

Quên lãng thiệt hại

Như sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) trong đại án Phạm Công Danh, những tài sản kể trên là những tài sản điển hình hoang tàn trong thời gian dài chờ phán quyết. Đại diện Công ty IDICO than công ty chịu tổn thất không nhỏ khi tài sản "treo" trong thời gian dài.

Bảo vệ quyền lợi Công ty IDICO tại tòa, luật sư Trương Xuân Tám (Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khẳng định kê biên tài sản trong quá trình điều tra, xét xử là việc làm cần thiết nhằm bảo đảm thi hành án, ngăn chặn tẩu tán tài sản. Cơ quan xét xử hết sức thận trọng, khách quan trong quá trình giải quyết vấn đề này. Vì vậy, công ty phải chịu thiệt thòi khi là chủ sở hữu duy nhất của miếng đất nhưng suốt 2 năm không thể khai thác, sử dụng.

Một nguyên thẩm phán TAND Cấp cao tại TP HCM nhận định những tài sản kê biên như trên thường lâm vào tình trạng "treo" cho đến khi có phán quyết cuối cùng. Tức là không ai kháng cáo, kháng nghị, khởi kiện trong một vụ án khác. Đồng thời, quyết định thi hành án có hiệu lực. Vị này cho hay thường những vụ án liên quan đến sai phạm ở ngân hàng hay DN, quá trình điều tra có thể kéo dài kỷ lục. Do đó, tài sản là vật chứng vụ án sẽ bị động trong thời gian dài. Thông thường, những bên liên quan (chủ sở hữu tài sản, ngân hàng, DN…) phải chờ phán quyết cuối cùng từ cơ quan xét xử. Cho dù thiệt hại đó bắt nguồn từ một vài lãnh đạo, cá nhân trong đơn vị.

Phân tích thêm về vấn đề giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, luật sư Hà Hải (Đoàn Luật sư TP HCM) chỉ rõ nếu xác định tài sản là vật chứng vụ án thì tòa án căn cứ tài liệu các bên cung cấp để đưa tài sản trên về hiện trạng ban đầu. Các cấp tòa luôn xử lý rốt ráo để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức sớm thu hồi tài sản, hạn chế tổn thất. Bên liên quan có quyền kháng cáo nội dung bản án liên quan đến phần tài sản tranh chấp. Trong trường hợp xác định tài sản đó không phải là vật chứng vụ án, cơ quan pháp luật có thể tách phần nội dung liên quan đến tài sản đó, đưa vào vụ án dân sự khác. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo