xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phạm tội lúc vị thành niên, vì đâu?

Bài và ảnh: Tố Trâm

Trong một số trường hợp trẻ vị thành niên bị người lớn rủ rê tham gia để rồi khi bị bắt, những đứa trẻ này đứng ra nhận tội thay

img
Bị cáo Nguyễn Văn Dư tại phiên tòa sơ thẩm
Thời gian gần đây, thông tin về các đối tượng tuổi vị thành niên phạm pháp, đặc biệt là phạm tội giết người táo bạo, liều lĩnh và man rợ xuất hiện ngày một nhiều. Có 1.001 lý do để các em thành kẻ giết người và đằng sau đó là nhiều điều cần suy nghĩ.

Giết người vì mâu thuẫn nhỏ

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vừa bắt giữ Cao Văn Tiến (15 tuổi, đang là học sinh lớp 9 Trường THCS Tam Hiệp, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi giết người. Trước đó, chiều 20-9, trước cổng Trường THCS Long Bình (TP Biên Hòa), Lã Ngọc Ánh (15 tuổi, là học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Hòa) đang ngồi chơi thì thấy Tiến cùng một số bạn đi đến.
Ánh hỏi mượn xe nhưng Tiến không cho. Nói qua lại vài câu, bực tức, Ánh xông đến đánh vào mặt Tiến. Bị gây sự nhưng Tiến đạp xe bỏ đi. Tuy nhiên, Ánh đuổi theo nhặt đá ném vào đầu Tiến. Tiến rút dao giấu sẵn trong người quay lại đâm nhiều nhát vào ngực Ánh khiến nạn nhân gục tại chỗ.

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên’’. Trẻ phạm tội, lỗi trước hết thuộc về người lớn, một vị thẩm phán kết luận

Ngày 20-9, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Văn Dư (SN 1995, học sinh Trường Trung học nghề Nam Sài Gòn, quận 8) 8 năm tù về tội giết người. Nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của Dư chỉ vì muốn chứng tỏ mình trước mặt bạn bè.
Nghe N.H.N là bạn học cùng Trường Trung học nghề Nam Sài Gòn, kể về chuyện N.P.N.U, bạn bè quen biết từ trước có mâu thuẫn và bị Đ.H.T (Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, quận 3) đòi đánh, Dư nói với N. để Dư đi gặp nhóm của T. giảng hòa.
Trước khi đi, Dư về nhà lấy theo con dao lê giấu trong cặp để đề phòng bị đánh. Đến nơi, Dư thấy T. đi cùng bạn nên xuống xe hỏi: “Bữa hôm trước, bạn ngoắt và chửi ai vậy?’’. Không thèm trả lời, T. xông vào đánh kẻ dám can thiệp vào chuyện người khác. Dư rút dao đâm một nhát vào ngực trái của T. gây tử vong.
Cướp của, giết người

Đáng nói hơn, không chỉ giết người xuất phát từ mâu thuẫn, nhiều người dù tuổi đời chưa qua 18, dù vẻ mặt vẫn còn non trẻ, vóc dáng chưa kịp lớn nhưng sự lạnh lùng, tàn ác, xảo quyệt lại có thừa. Vụ án Lê Văn Luyện xuống tay man rợ cướp đi sinh mạng của ba người trong gia đình chủ tiệm vàng ở Bắc Giang là một minh chứng mà đến nay dư luận vẫn chưa thể vơi đi bức xúc, căm giận.

Mới đây, ngày 21-9, TAND TPHCM đưa ra xét xử vụ án giết người, cướp tài sản  đối với 4 bị cáo, trong đó có hai bị cáo nữ khi phạm tội chỉ mới 14, 15 tuổi.

Theo cáo trạng, biết anh H.T.T đi xe SH, xài điện thoại xịn và có nhiều tiền, Ký Thị Ngọc Nhung (SN 1995, quê Tiền Giang), Hồ Thị Mỹ Dung (SN 1994, quê Tây Ninh) và Lan (đã bỏ trốn) rủ thêm Cao Hoàng Điệp (SN 1992, quê Quảng Ngãi) và Trần Hoàng Nhân (SN 1990, quê Quảng Ngãi) lên kế hoạch cướp tài sản.

Sau khi Nhung “điều” được anh T. đến khách sạn quan hệ tình dục với Lan và Dung thì Điệp, Nhân cầm dao xông vào. Hoảng sợ, anh T. vội đưa tiền và điện thoại. Tuy nhiên, sợ anh T. nhận ra, Nhung đã cùng Điệp dùng dao đâm chết nạn nhân. TAND TPHCM đã tuyên phạt Dung 12 năm tù, Điệp 15 năm về hai tội giết người và cướp tài sản; Nhung 3 năm và Nhân 5 năm cùng về tội cướp tài sản.

Vì đâu?

Điều dễ dàng nhận thấy trước tiên ở các vụ án giết người chỉ vì mâu thuẫn nhỏ đó chính là hung khí gây án (thường là dao Thái Lan, dao xếp) luôn có sẵn trong cốp xe, cặp sách của các đối tượng, để rồi khi xảy ra mâu thuẫn, sẵn có dao trong tay, án mạng xảy ra.

Về nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng có nhiều trẻ vị thành niên phạm tội, trò chuyện bên lề phiên xử, một số thẩm phán, kiểm sát viên nói chính khuynh hướng, lối sống chạy theo đồng tiền, tôn sùng tiện nghi vật chất; tuyệt đối hóa con người cá nhân; sống dối trá, hai mặt, bất chấp đạo lý… của không ít người lớn khiến trẻ mất phương hướng, niềm tin.
Thêm vào đó, cái gốc giáo dục yếu ớt, tiêu cực, tệ nạn trong xã hội nhiều cộng thêm sự quản lý lơi lỏng. Đó là những nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên dễ dàng bị tiêm nhiễm, lao vào những thói xấu và ngày càng trở nên vô cảm, lạnh lùng, thậm chí tàn ác.
Những đứa trẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đa số đều do bị gia đình, xã hội “bỏ rơi”, dù vẻ ngoài non nớt, hiền lành nhưng suy nghĩ, hành động của chúng lại khó có thể lường trước được.

Luật quy định rõ việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Đó là nguyên tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạo thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy giáo dục làm nền tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Điều này cũng phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

Vấn đề mà nhiều luật sư quan ngại là, trong một số vụ án, không loại trừ trường hợp trẻ vị thành niên bị những người lớn rủ rê tham gia để rồi khi bị bắt, những đứa trẻ này đứng ra nhận tội tất cả và kẻ chủ mưu đích thực hoặc thoát tội hoặc chỉ được xem là đồng phạm, giúp sức, thoát khỏi sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Làm thế nào để lôi những kẻ chủ mưu đứng sau, bắt chúng phải đền tội? Trách nhiệm đó thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo