xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phiên tòa kỳ lạ ở Kon Tum

Bài và ảnh: HOÀNG THANH

Vào rừng cưa một cây gỗ khô, 4 nông dân bị kết tội "Trộm cắp tài sản" rồi bị tuyên án tù. Con đường tự minh oan dài hun hút khiến họ rơi rớt niềm tin sau nhiều lần tòa hoãn

Sau 5 lần liên tục hoãn, ngày 31-5, TAND tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục đưa vụ án "cưa cây khô phạm tội trộm cắp" ra xét xử phúc thẩm.

Tòa liên tục hoãn xử

Lần gần nhất TAND tỉnh Kon Tum hoãn xử là vào ngày 2-5. Năm bị cáo, 4 luật sư (LS) đã chuẩn bị tinh thần và đi hàng ngàn cây số đến tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, khi mọi người có mặt đông đủ, ông Nguyễn Minh Thành - thẩm phán, chủ tọa phiên tòa - thông báo hoãn xử vì một thẩm phán vắng mặt.

Bốn phiên tòa trước, tòa cũng thông báo hoãn vì 2 lần thành viên HĐXX bị ốm, một lần vắng mặt đại diện nguyên đơn và một lần bị cáo ốm. "Chúng tôi không thể chấp nhận phiên tòa hoãn nhiều lần như vậy. Nếu các thẩm phán vắng mặt vì lý do sức khỏe thì đề nghị chủ tọa cho xem giấy tờ chứng minh sức khỏe của thẩm phán" - LS Nguyễn Thị Kim Vinh (Đoàn LS TP HCM) đặt vấn đề.

Phiên tòa kỳ lạ ở Kon Tum - Ảnh 1.

Các bị cáo mong muốn sớm xét xử, kết thúc vụ án

"Lần bị hoãn là do giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Đắk Uy (đại diện nguyên đơn) không có mặt, không làm giấy ủy quyền. Một phó giám đốc tới tham dự tòa cho biết là do mẹ của giám đốc hấp hối nên về quê gấp. Tuy nhiên, chúng tôi xác minh được thì không phải lý do như vậy" - LS Lê Văn Hoan (Đoàn LS TP HCM) nói. LS Hoan thắc mắc tại phiên tòa phúc thẩm lần 1, các LS đã đề nghị triệu tập giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Đắk Uy nhưng HĐXX cho rằng ông này đã có các lời khai đầy đủ trong hồ sơ vụ án nên vẫn tiến hành xét xử, đến phiên phúc thẩm lần 2 đại diện nguyên đơn vắng mặt, các LS yêu cầu tiếp tục xử thì tòa lại quyết định hoãn.

Việc phiên tòa liên tục bị hoãn khiến các bị cáo, LS và những người dân quan tâm bức xúc vì cho rằng TAND tỉnh Kon Tum cố tình lấy lý do để kéo dài thời gian vụ án, gây khó khăn cho các bị cáo, LS.

Con trẻ nín lặng

Chuyện xảy ra khi Phan Tiến Dũng (cán bộ của Ban Quản lý rừng đặc dụng Đắk Uy) để 4 nông dân Lê Quốc Khánh, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Thụ, Nguyễn Ngọc Bình (ngụ xã Đắk Mar, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) vào rừng cưa cây gỗ trắc đã chết khô. Khi bị phát hiện, nhóm này bỏ chạy, sau đó ra đầu thú và bị bắt giữ, tạm giam 9 ngày; riêng ông Dũng được tại ngoại. Khúc gỗ mà nhóm lấy đi có khối lượng 0,123 m3, trị giá hơn 19 triệu đồng. Dù nhóm này ra đầu thú và giá trị cây khô không lớn nhưng vào tháng 9-2016, TAND huyện Đắk Hà xử sơ thẩm đã tuyên phạt 5 bị cáo này từ 15 đến 12 tháng tù về tội "Trộm cắp tài sản". Phúc thẩm rồi lại sơ thẩm lần 2, trừ bị cáo Bình và Dũng y án, những người còn lại được giảm án... 1 tháng tù về tội "Trộm cắp tài sản chưa đạt".

Cả đời chân chất, giờ lại bỗng mang tiếng trộm cắp vì cưa một cây khô, cả 5 người vất vả ngược xuôi để tiếp tục minh oan cho mình. Không chỉ vay mượn người thân, ông Phan Tiến Dũng còn phải cầm cố sổ đỏ, trả theo lương (mượn nợ trả dần từ lương) tổng cộng hơn 350 triệu đồng để làm chi phí kêu oan. Tiền đã hết nhưng tiếng xấu đến giờ vẫn còn. "Mỗi lần tòa lên lịch xét xử là một lần vợ chồng, người thân của chúng tôi bỏ công việc, bắt xe đi gần 100 km từ huyện xuống TP Kon Tum dự tòa. Vậy mà năm lần bảy lượt tòa cứ hoãn rồi hoãn" - ông Dũng gay gắt nói.

Không chỉ thiệt hại về kinh tế, ông Lê Quốc Khánh còn phải đau lòng vì những điều tiếng từ xã hội mà con cái ông bị vạ lây. Trước đó, ông đã vay ngân hàng 500 triệu đồng đầu tư nuôi dê, chí thú làm ăn. Mới nuôi vài tháng, ông đã phải bán đàn dê, vay thêm tiền ngân hàng để có tiền lo cho những ngày dài minh oan trong bao phiền muộn. Rồi vợ chồng cắn đắng nhau chuyện tiền bạc. "Thấy chúng tôi theo đuổi vụ việc thời gian quá dài, đi đâu chòm xóm cũng dò xét xem chúng tôi có bị oan thật hay không. Khổ nhất là các con còn nhỏ vì chuyện của bố mà bị bạn bè trêu chọc" - ông Khánh cay đắng nói. Sau 9 ngày bố bị giam rồi bị kết tội, con ông lúc nào cũng lủi thủi một mình vì những câu nói chọc ghẹo vô tình của bạn. Cậu bé học lớp 5 ngây thơ không biết nói với ai về chuyện bố bỗng dưng bị bắt nên cất những thắc mắc đó vào trong tập giấy. "Bố tôi kể thấy thằng bé hí hoáy ngồi viết, nó thấy ông nội thì cứ giấu tờ giấy đi. Đến khi lén đọc mới thấy đấy như trang nhật ký ghi lại vụ án của cha. Hiện trang giấy này ông nội vẫn còn lưu giữ" - ông Khánh kể mà mắt đỏ hoe.

Theo ông Khánh, nếu sắp tới, tòa vẫn khép tội cho ông thì ông sẽ tiếp tục kháng cáo, đến khi đòi lại được công bằng mới thôi. "Chúng tôi đã theo đuổi vụ án này 3 năm rồi. Thà phạm tội gì lớn rồi chịu trách nhiệm chứ tội trộm cắp này mang tiếng nhục cả đời. Rồi ra đường người ta sẽ nhìn mình với ánh mắt soi mói, xem thường. Hơn nữa, con cháu sau này cũng không ngẩng mặt lên được vì tội danh của cha". Nói xong, gạt mồ hôi nhễ nhại trên mặt, người đàn ông này bước thấp bước cao ra về. Đường về của ông còn xa ngái trong bụi đỏ quanh quanh... 

Chỉ có thể phạt hành chính

LS Lê Văn Hoan nhận định hành vi các bị cáo vào rừng đặc dụng cưa cây gỗ khô là sai. Tuy nhiên, không thể quy kết cho các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản. Nếu xử lý hình sự hành vi cắt cây gỗ khô thì chưa đủ định lượng để xử lý hình sự mà chỉ có thể phạt hành chính. "Tại sao vụ án đơn giản, quá rõ ràng như vậy mà cấp sơ thẩm vẫn 2 lần tuyên phạt tù các bị cáo. Trong khi đó, nhiều trường hợp vi phạm tương tự, thậm chí cưa cây gỗ trắc tươi, khối lượng lớn hơn nhưng cũng chỉ xử lý hành chính" - LS Hoan phân tích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo