xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Suýt mất tài sản vì công chứng

Bài và ảnh: Di Lâm

Nhiều người bỏ ra không ít công sức, thời gian theo kiện khi tài sản do họ làm chủ sở hữu hợp pháp bỗng nhiên xuất hiện trong hợp đồng giao dịch tại văn phòng công chứng

Bốn chị em trong một gia đình cùng nộp đơn yêu cầu TAND quận 6, TP HCM tuyên bố một hợp đồng ủy quyền, một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) lập tại một văn phòng công chứng (VPCC) trên địa bàn là vô hiệu.

Văn phòng công chứng cũng là nạn nhân của lừa đảo

Vụ kiện đang được TAND quận 6 thụ lý giải quyết từ năm 2016, đến giữa năm 2019, VPCC (bị đơn, sau này đổi tên thành VPCC Nguyễn Nguyệt Huệ) có đơn yêu cầu tòa án tạm đình chỉ vụ án do Công an quận 6 đang khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến sự việc. Tuy nhiên, TAND quận 6 không chấp nhận.

Theo hồ sơ, 4 nguyên đơn là người có QSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liên với mảnh đất trên (có nguồn gốc là tài sản tặng cho từ cha mẹ). Cuối năm 2015, bà Đ. (một trong 4 người) làm thất lạc bản chính giấy chứng nhận QSDĐ. Không lâu sau, bà Đ. phát hiện có người làm thủ tục xin gia hạn quyền sử dụng thửa đất. Điều này có nghĩa có hai bên thực hiện hợp đồng chuyển nhượng tại VPCC thành công rồi làm thủ tục sang tên giấy tờ đất nhưng gia đình bà Đ. không hay biết. Vì vậy, bà và các anh chị em khởi kiện nhằm đòi lại quyền sở hữu tài sản.

Suýt mất tài sản vì công chứng - Ảnh 1.

Bị cáo Lê Văn Trợ, Lê Thị Mỹ Dung qua mặt văn phòng công chứng lừa bán đất của người khác

Tại tòa, đại diện bị đơn cho rằng VPCC công chứng hợp đồng ủy quyền, chuyển nhượng đúng trình tự thủ tục, công chứng viên có kiểm tra đầy đủ tài liệu pháp lý, xác minh thửa đất đề cập trong 2 văn bản không bị ngăn chặn. "VPCC cũng là nạn nhân của đối tượng lừa đảo" - đại diện bị đơn khẳng định.

Căn cứ kết quả xác minh các giấy tờ liên quan đến thửa đất, kết quả giám định chữ ký, tòa án tuyên bố hợp đồng ủy quyền trong giao dịch và hợp đồng chuyển nhượng đều vô hiệu. Nguyên đơn có thể nhận lại giấy tờ đất sau 4 năm kiện tụng.

Ở một vụ án hình sự khác, TAND TP HCM phạt 2 bị cáo Lê Văn Trợ 7 năm tù, Lê Thị Mỹ Dung 13 năm tù, cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền giả mạo, hợp đồng chuyển nhượng tài sản ký giữa bị hại và người đóng giả chủ đất. Ngoài ra, HĐXX buộc 2 bị cáo phải bồi thường thiệt hại. Nếu 2 bị cáo không đủ khả năng tài chính thì VPCC Phú Nhuận có trách nhiệm bồi thường thay. Người mua đất mất 6 tỉ đồng khi ký hợp đồng mua bán với 2 bị cáo nhưng đến nay đã 3 năm vẫn thấp thỏm với câu hỏi khi nào có thể lấy lại 6 tỉ đồng.

Liên tục khởi kiện

Bà T.T.T.M khởi kiện đòi bà N.T.H.H trả nợ 2 tỉ đồng. Dù tòa án buộc bà H. trả nợ nhưng bà H. không tự nguyện thi hành án (THA). Vì vậy, cơ quan THA địa phương cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng một mảnh đất và tài sản gắn liền với đất của vợ chồng bà H. Đến lúc này, cơ quan chức năng mới phát hiện 1 ngày sau khi tòa sơ thẩm tuyên án, bà H. đã ngấm ngầm ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản trên cho người khác với giá 2,1 tỉ đồng và hợp đồng này có công chứng.

Để đòi lại khoản nợ tòa đã tuyên, bà M. tiếp tục khởi kiện, đề nghị tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng của bà H. vô hiệu. Trong quá trình giải quyết vụ án, bà H. xác nhận sợ mất nhà nên vợ chồng bà nhờ người khác đứng tên giấy tờ nhà đất thông qua hợp đồng chuyển nhượng, thực tế không bán tài sản. Người ký hợp đồng với vợ chồng bà H. có giấy xác nhận chỉ đứng tên hộ trên hợp đồng và giấy tờ nhà đất.

Dù nhận định vợ chồng bà H. thực hiện hợp đồng chuyển nhượng với mục đích tẩu tán tài sản nhưng tòa sơ thẩm không tuyên bố hợp đồng là vô hiệu. Chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án tranh chấp yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu nói trên. Kết quả xử giám đốc thẩm tuyên hợp đồng chuyển nhượng trên vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.

Phải tuyên vô hiệu

Theo luật sư Phan Văn Hoàng (Đoàn Luật sư TP HCM), hồ sơ vụ việc có bằng chứng thể hiện thực tế không xảy ra giao dịch chuyển nhượng thì tòa án phải xác định hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu, nếu đương sự yêu cầu.

Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, TAND Tối cao và VKSND Tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục THA dân sự phối hợp liên ngành trong THA dân sự nêu: "Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải THA bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để THA thì tài sản đó vẫn được kê biên để THA, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo