xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái diễn nạn ăn xin trên đường phố (*): Giải quyết căn cơ nạn ăn xin

Nhóm Phóng viên

Cần có những giải pháp đồng bộ để nâng cao điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách an sinh tốt, hạn chế thất nghiệp... cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính quyền, sự ủng hộ của người dân

Nhiều năm nay, công tác quản lý, tập trung người lang thang ăn xin đã được TP HCM triển khai thực hiện nhiều lần, nhiều đợt. Gần đây nhất, tháng 8-2021, thành phố đã chỉ đạo các sở ngành, chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện khẩn trương tập trung quản lý người ăn xin, người sinh sống lang thang trên địa bàn thành phố.

Người đứng đầu địa phương chịu trách nhiệm

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), từ ngày 23-8 đến 30-10-2021, Trung tâm Hỗ trợ xã hội (trực thuộc Sở LĐ-TB-XH TP HCM) đã tiếp nhận 1.295 người ăn xin, cơ nhỡ, người lang thang, vô gia cư trên địa bàn các quận, huyện và TP Thủ Đức. Thế nhưng đến nay, ghi nhận từ thực tế, người ăn xin vẫn xuất hiện ở rất nhiều tuyến đường, thậm chí ở các quận trung tâm thành phố.

Đại diện Sở LĐ-TB-XH TP HCM cho biết thời gian qua sở cũng nhận được thông tin về việc này. Mỗi dịp lễ Tết, ngành thường có văn bản gửi các quận, huyện, TP Thủ Đức nhắc nhở các đơn vị tổ chức tập trung thu gom người lang thang, người ăn xin. 

Sở LĐ-TB-XH TP cũng vừa ký quy chế phối hợp với Công an TP HCM (tháng 11-2021) về việc xử lý các trường hợp lang thang, ăn xin, đặc biệt là các đối tượng chăn dắt. Trong quá trình xử lý, những trường hợp lang thang, ăn xin mà không có nơi cư trú sẽ đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP HCM để chăm sóc, nuôi dưỡng. 

Ngoài ra, TP HCM cũng giao cho chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, quận, huyện, TP Thủ Đức chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng người ăn xin trên địa bàn.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Thanh Phương - Chủ tịch UBND phường An Phú, TP Thủ Đức - cho biết thời gian qua, địa phương đã nắm được thông tin về các đối tượng chăn dắt những người ăn xin trên đường Mai Chí Thọ. 

Sau khi xác minh, UBND phường đã phối hợp với lực lượng công an phường nhiều lần tổ chức kiểm tra. "Trong năm qua, địa phương đã thu gom nhiều trường hợp người lang thang, ăn xin đưa vào các cơ sở xã hội. Riêng nhóm người Campuchia là người nước ngoài nên phải lập hồ sơ báo cáo với lãnh đạo cấp trên để phối hợp với chính quyền nước bạn hỗ trợ đưa họ về nước" - ông Phạm Thanh Phương nói. 

Đại diện Phòng LĐ-TB-XH TP Thủ Đức xác nhận trong năm 2021 đã thu gom 223 đối tượng là người ăn xin, sống lang thang đưa vào các trung tâm, cơ sở xã hội.

Tái diễn nạn ăn xin trên đường phố (*): Giải quyết căn cơ nạn ăn xin - Ảnh 1.

Một người ăn xin trên đường Lê Đại Hành, quận 11, TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tình thương phải đặt đúng chỗ

Thượng tọa Thích Nhật Từ (trụ trì chùa Giác Ngộ) cho rằng ở góc độ Phật học, việc chia sẻ sở hữu hợp pháp của mình cho người kém may mắn hơn là sự thực tập về tâm từ bi đáng được khích lệ. 

Tuy nhiên, tâm từ bi phải được đặt đúng tình huống, đúng người để không bị lợi dụng, lạm dụng. Nếu người nào đó xem việc ăn xin là nghề để sống, về bản chất thì đó là lừa đảo, lười lao động nhưng muốn hưởng thành quả. 

"Từ bi nhưng phải trí tuệ, không nên cho tiền những người ăn xin trên đường để tránh tình trạng trục lợi lòng tốt. Trường hợp cứu ngặt, giúp người vượt qua thiên tai, dịch bệnh bất khả kháng thì làm ngay, còn việc tạo ra bối cảnh để người khác sống bằng nghề ăn xin là không nên. Nhà nước có nhiều chính sách cho người nghèo, chỉ cần chịu khó lao động thì họ có thể sống bằng công sức của mình" - Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, hiện nay tình trạng giả sư theo hình thức khất thực trên đường đang là "báo động đỏ". Có thể nói 99% người mặc đồ tu hành cầm bình bát xin tiền trên đường là giả mạo, xin tiền về ăn chơi sa đọa làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Phật giáo. 

Người dân cần cảnh giác và nhà nước cần chấn chỉnh tình trạng nạn sư giả trên đường, khi phát hiện thì mời về UBND, công an phường và căn cứ theo quy định của pháp luật mà xử phạt.

Bà Vũ Thị Xuân Nhuệ, Trưởng Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND TP HCM, cho rằng sử dụng trẻ em, người già, người tàn tật để trục lợi cá nhân, kiếm tiền trên thân xác họ, làm giàu từ sức lao động của người khác bằng nghề ăn xin phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 

Luật Trẻ em năm 2016 quy định rất rõ trẻ em không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Việc bắt trẻ em đi ăn xin, bán vé số, đánh giày… là vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định việc lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi sẽ bị phạt tiền; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. 

Nếu đối tượng lợi dụng trẻ em để đi ăn xin, trục lợi có hành vi chăn dắt ép buộc, đối xử tàn ác, bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại, đánh đập, gây thương tích… mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các đối tượng này sẽ bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng (tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác", "Hành hạ người khác", "Làm nhục người khác" hoặc "Vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi"...) theo quy định Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

"Ngoài ra, người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn" - bà Vũ Thị Xuân Nhuệ nhấn mạnh.

Luật sư Cao Thế Luận (Công ty Luật TNHH Kao Kiến) cho rằng một thành phố văn minh, hiện đại nhất nhì cả nước thì không thể chấp nhận tình trạng người ăn xin, người lang thang xuất hiện.

 "Chính quyền và các cơ quan chức năng liên quan phải quyết liệt hơn để hạn chế tình trạng này. Nên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát thường xuyên, xử phạt, thu gom về các đơn vị bảo trợ để quản lý chứ không chờ đến các đợt ra quân mới thực hiện. 

Để giải quyết tận gốc vấn đề cần phải có những giải pháp đồng bộ để nâng cao điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách an sinh tốt, hạn chế thất nghiệp… Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính quyền, cần sự ủng hộ của người dân trong việc không cho tiền người ăn xin nữa" - luật sư Cao Thế Luận nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho biết với phản ánh của Báo Người Lao Động, UBND thành phố sẽ chỉ đạo Công an TP HCM và Sở LĐ-TB-XH rà soát và xử lý ngay.


Người ăn xin có bị đói không?

Đọc bài viết "Tái diễn nạn ăn xin trên đường phố", bạn đọc Trung để lại bình luận: "Cho tiền trẻ em ăn xin hay người mẹ bồng con khuyết tật... là bạn đang chặn cơ hội đến trường của chúng. Nói thẳng ra cho tiền là đang hại các em.

Đứa trẻ khuyết tật hôm nay đi với người này, ngày mai đi với người khác. Xin hãy suy nghĩ kỹ trước khi cho tiền các em".

Bạn đọc Trung cũng kể từng chạy xe ôm công nghệ, có mặt ở nhiều nẻo đường, nhiều khung giờ nên thấy rất nhiều cảnh chăn dắt, ăn xin.

Người đàn ông to béo 80 - 90 kg chăn dắt lũ trẻ; một thanh niên dắt xe máy xin tiền đổ xăng mà anh gặp ít nhất 3 lần trong 1 tuần; một người xin tiền chữa bệnh ruột thừa nhưng xin suốt... 1 tháng.

"Người ăn xin có bị đói không? Cái này tôi không rõ nhưng xin kể vài trường hợp tôi tận mắt thấy. Đường 3 Tháng 2 giao Lê Hồng Phong, trước cửa Việt Nam Quốc tự có 1 nhóm người ăn xin, trong vòng chưa tới 1 giờ, họ nhận nhiều hơn 3 hộp cơm từ nhà hảo tâm.

Đường Trần Hưng Đạo (quận 5) có nhiều nhà hảo tâm phát cơm, tặng tiền sau 21 giờ... và còn nhiều địa chỉ khác. Đợt dịch rồi, tôi từng đi phát cơm từ thiện, nhét thêm tờ tiền dưới hộp cơm và cũng thấy được người ta nhận cơm chỉ vì tiền".

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 12-1

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo