xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tòa - viện "chỏi" nhau, án không có hồi kết

Bài và ảnh: DI LÂM

Đối với một số vụ án hình sự, tòa án nhiều lần trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung. Sau đó, cơ quan điều tra, VKS không... bổ sung gì, tòa án lại xét xử theo trình tự rồi kiến nghị hủy chính bản án ấy

Vụ án Nông Ngọc Minh dùng dao tấn công Trần Huy Thái và Sỳ Sau Thông trong một vụ hỗn chiến (xảy ra ở tỉnh Đồng Nai) là điển hình của tình trạng viện - tòa bất nhất. Trong khi ẩu đả, Minh đâm Thông tử vong, Thái bị thương tật 51%. Cơ quan công tố truy tố Minh tội "Giết người", truy tố Thái tội "Cố ý gây thương tích". Tháng 9-2018, TAND tỉnh Đồng Nai ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung song VKSND tỉnh Đồng Nai một mực bảo vệ quan điểm ban đầu.

Tòa yêu cầu bổ sung, VKS không thuận

Theo tòa án, cơ quan điều tra phải làm rõ lời khai các bên, xác định rõ nguồn gốc hung khí gây án. VKSND tỉnh Đồng Nai cần truy tố tội danh "Giết người" với vai trò đồng phạm đối với một đối tượng khác. Ngoài ra, 6 thanh niên tham gia hỗn chiến cần bị buộc tội "Gây rối trật tự công cộng". Tuy nhiên, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố rồi chuyển lại hồ sơ "mới như... cũ" đến tòa.

Tòa - viện chỏi nhau, án không có hồi kết - Ảnh 1.

TAND TP HCM đưa vụ án Phạm Công Danh và các đồng phạm ra xét xử sau khi trả hồ sơ

Tương tự, TAND quận Thủ Đức (TP HCM) từng nhiều lần trả hồ sơ vụ án "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" do Nguyễn Văn Cách thực hiện. HĐXX sơ thẩm yêu cầu cơ quan điều tra chứng minh khi mua tài sản, Cách biết hay không biết đó là tài sản do người khác phạm tội mà có. Gần đây nhất, VKSND quận Thủ Đức tiếp tục chuyển hồ sơ vụ án sang tòa án, kèm theo công văn trả lời nội dung yêu cầu điều tra lại. VKS khẳng định không tổ chức điều tra lại do đã điều tra và chứng minh rõ hành vi phạm tội của đối tượng. Hơn 3 năm trôi qua, vụ án vẫn chưa có kết quả xét xử.

Hay ở đại án Trầm Bê, Phạm Công Danh, tòa án cũng từng trả hồ sơ sau hơn 1 tháng xét xử. Cơ quan xét xử yêu cầu điều tra bổ sung 6 điểm như: làm rõ ông Phạm Công Danh có chiếm đoạt tiền hay không, mục đích chiếm đoạt; tội danh của Trầm Bê, một số cá nhân khác ở 4 ngân hàng liên quan... Dù vậy, không có thêm cá nhân nào bị khởi tố, truy tố và không có thêm hành vi vi phạm pháp luật nào bị phát hiện trong quá trình điều tra bổ sung. Kết quả điều tra bổ sung không phát sinh tình tiết mới nên nội dung vụ án như cáo trạng trước, không có gì thay đổi.

Tuyên xong, kiến nghị hủy án

Như vậy, từ đại án đến những vụ án thuộc thẩm quyền quận, huyện thì những trường hợp như trên không hiếm gặp.

Luật sư Nguyễn Duy Bình (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích nếu VKS bảo lưu quan điểm thì tòa án đành phải đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, vụ án có thể xảy ra trường hợp bỏ lọt tội phạm nếu xét xử theo quan điểm truy tố.

Luật sư dẫn chứng vụ án Nông Ngọc Minh dùng dao tấn công Trần Huy Thái và Sỳ Sau Thông. Vụ án cần xác định bị hại có lỗi hay không, con dao gây án của ai, hành vi của nhóm thanh niên tham gia hỗn chiến có cấu thành tội phạm hay không...

Luật sư Bình cho rằng cơ quan điều tra và VKS có thể bỏ lọt tội phạm khi chưa làm rõ những nội dung tòa án đề cập cụ thể. Vì vậy, khi yêu cầu đưa ra chưa được đáp ứng, tòa án phải xét xử đối với những cá nhân bị VKS buộc tội, theo quy định. Sau đó, HĐXX có thể kiến nghị tòa cấp trên hủy bản án này. Tại TP HCM, việc tòa kiến nghị hủy bản án của chính mình đã xảy ra.

Cách đây không lâu, TAND huyện Bình Chánh (TP HCM) tuyên phạt bị cáo Nguyễn Trung Hiếu, Phạm Thành Đạt mỗi người 2 năm 6 tháng tù; 7 bị cáo khác từ 2 năm tù cho hưởng án treo đến 4 năm tù, cùng về tội "Cố ý gây thương tích". Sau đó, HĐXX kiến nghị xem xét lại vụ án theo trình tự, thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Thẩm phán Lý Thường Đông, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm, nhấn mạnh: "Cơ quan chức năng cần xem xét trách nhiệm hình sự đối với 3 người khác (Võ Hoàng Lâm, Trần Sơn Vinh, Phạm Trung Hiếu) có liên quan trong vụ án nhằm tránh bỏ lọt người phạm tội. Tuy 3 người này không tham gia đánh bị hại nhưng lại không can ngăn bị cáo, không bỏ về trước mà đứng tại hiện trường xem những người khác gây thương tích. Ngoài ra, 3 người này còn cùng các bị cáo bàn bạc, liên lạc với nhau sau khi gây ra vụ ẩu đả".

Trước đó, TAND huyện Bình Chánh từng 2 lần trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án "Cố ý gây thương tích" này. Đáp lại, VKS 2 lần bảo lưu quan điểm không khởi tố hình sự 3 đối tượng nêu trên. Tương tự, TAND huyện Bình Chánh 2 lần kiến nghị cấp trên hủy bản án sơ thẩm do cơ quan này ban hành trong một vụ án liên quan đến hoạt động chứa chấp mại dâm.

Trong vụ án, HĐXX sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thúy Vân, Nguyễn Thị Diễm Trinh (cùng làm công trong khách sạn) cùng 3 năm 6 tháng tù, cùng về tội "Chứa mại dâm". Trong kiến nghị hủy án, cấp sơ thẩm cho rằng chủ khách sạn - nơi diễn ra hoạt động mại dâm - cần chịu trách nhiệm hình sự. Trước đó, TAND TP HCM xử phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm và yêu cầu làm rõ vai trò, trách nhiệm chủ khách sạn. Sau đó, cáo trạng lần hai vẫn xác định chủ khách sạn vô can.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo