xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao băng ghi âm luật sư bà Phấn cung cấp không được chấp nhận?

QUỐC CHIẾN

(NLĐO) - Sau 3 ngày đánh giá và xem xét, VKSND TP HCM không chấp nhận băng ghi âm giữa bà Hứa Thị Phấn và lãnh đạo Công ty Phương Trang là chứng cứ mới.

Sáng 21-5, TAND TP HCM bước sang tuần thứ 3 xét xử vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" do bà Hứa Thị Phấn và 27 đồng phạm gây thiệt hại 6.326 tỉ đồng cho Ngân hàng Đại Tín (TrustBank).

Trong phần mở đầu phiên tòa, HĐXX đã thông báo về những chứng cứ mới do luật sư (LS) Trương Thị Minh Thơ (bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn) cung cấp.

Trước đó, cuối phiên xử ngày 16-5, LS Thơ bất ngờ cung cấp và công bố một USB màu trắng chứa file ghi âm cuộc nói chuyện giữa bị cáo Hứa Thị Phấn với các ông: Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phương Trang), Phạm Đăng Quan (Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Trang) và ông Trịnh Thanh Cao.

Nội dung trong file ghi âm nói về khoản vay trên 9.000 tỉ đồng của doanh nghiệp này tại TrustBank. Tuy nhiên, file ghi âm cũng thể hiện khoản nợ này chưa được đối chiếu.

Vì sao băng ghi âm luật sư bà Phấn cung cấp không được chấp nhận? - Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Sau 3 ngày kiểm tra và đánh giá chứng cứ này, VKSND TP HCM có công văn không chấp nhận toàn bộ tài liệu, đồ vật do LS Thơ cung cấp.

Theo VKS, LS Thơ nói rằng thấy USB trong thùng hồ sơ do bị cáo Phấn giao nhưng chưa đủ cơ sở xác định LS Thơ nhận USB từ bà Phấn. Ngoài ra, trong phần trả lời HĐXX, LS Thơ xác định tháng 3-2017, được bà Phấn mời làm LS bào chữa, giao thùng tài liệu.

Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, từ 22-3-2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an quyết định khởi tố bị can Hứa Thị Phấn nhưng không làm việc được với bà Phấn vì bà này khó tiếp xúc, gọi hỏi không trả lời. Từ đó, VKS cho rằng việc LS Thơ trình bày đã trao đổi với bà Phấn về đoạn ghi âm là không có căn cứ.

Theo VKS, LS Thơ cung cấp các tài liệu, đồ vật nhưng không có yêu cầu của bà Phấn là không phù hợp. Cụ thể, điều 88 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về việc cung cấp tài liệu, đồ vật, tức là tài liệu, đồ vật liên quan đến bà Phấn phải có yêu cầu của bị cáo. Do đó, VKS không chấp nhận tài liệu, đồ vật mà LS Thơ cung cấp là chứng cứ mới.

Vì sao băng ghi âm luật sư bà Phấn cung cấp không được chấp nhận? - Ảnh 2.

Tài liệu, đồ vật của luật sư bà Phấn cung cấp không được VKSND TP HCM chấp nhận.

Đối với cá nhân LS Thơ là người cung cấp tài liệu, đồ vật tại toà, VKS nhận định luật sư này phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc những thứ đã cung cấp, nếu gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân liên quan thì phải chịu trách nhiệm theo luật định.

Từ việc không chấp nhận các tài liệu, đồ vật do LS Thơ cung cấp, VKS đã chuyển giao lại toàn bộ tài liệu cho HĐXX xử lý theo thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết, HĐXX có thể làm rõ tại phiên toà.

Tại phiên tòa, HĐXX cho biết vẫn xem xét tài liệu trong phiên tòa để đảm bảo tính khách quan, toàn diện. Đồng thời, HĐXX thông báo cho luật sư và những người đại diện của Công ty Phương Trang được tiếp xúc với tài liệu, đồ vật nói trên, trong đó có 48 trang nội dung trong file ghi âm do LS Thơ nghe và viết lại.

Riêng USB vẫn bị niêm phong vì theo chủ tọa, người cung cấp phải chịu trách nhiệm tính chính xác của những nội dung này.

Điều 88. Thu thập chứng cứ (Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015)

1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

2. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

3. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

4. Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này.

5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo