xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao thi hành án dân sự, hành chính ì ạch?

Bài và ảnh: Di Lâm

Quy trình, thủ tục xử lý tài sản (nhất là bất động sản) quá rườm rà, thiếu thực tiễn dẫn đến kết quả thi hành án rơi vào trạng thái "treo"

Theo Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP HCM, trong 6 tháng đầu năm nay, cơ quan THA trực thuộc TP thụ lý hơn 79.000 vụ việc, giảm gần 2.700 vụ việc so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cơ quan THA giải quyết xong khoảng 26.500/54.680 vụ việc đủ điều kiện thi hành. Thế nhưng, trong 6 tháng, duy nhất 1/39 vụ việc trọng điểm được thi hành. Như vậy, TP còn 38 vụ việc với số tiền cần thu về hơn 8.222 tỉ đồng.

Tài sản không đủ điều kiện thi hành án

Lý giải về tình hình trên, ông Trần Đình Hoàng, Trưởng Phòng Nghiệp vụ 2 Cục THADS TP HCM, cho biết phần lớn án trọng điểm đều có "dính dáng" đến ngân hàng; trong không ít vụ án, ngân hàng cho vay mà không xác minh thực tế tài sản thế chấp. "Có trường hợp bên vay thế chấp đất trong hồ sơ vay ngân hàng nhưng chấp hành viên đi xác minh thì phát hiện trên mảnh đất đó có nhà. Như vậy, cơ quan THA phải tiếp tục chờ tòa án xem xét" - ông Hoàng dẫn chứng. Ngoài ra, những đại án kinh tế, tham nhũng tạo không ít áp lực lên cơ quan THA. Như đại án Hứa Thị Phấn, tòa án quyết định thu hồi hàng chục ngàn tỉ đồng song tài sản đủ điều kiện THA chỉ ngót nghét 16 tài sản" - ông Hoàng cho biết thêm.

Cục THADS TP thống kê tháng 4 và tháng 5-2019, đơn vị thụ lý nhiều vụ việc với số tiền thi hành rất lớn, làm tăng số tiền thụ lý từ hơn 9.000 tỉ đồng lên đến hơn 39.000 tỉ đồng. Điển hình, vụ án Hứa Thị Phấn với giá trị hơn 20.000 tỉ đồng hay vụ án Phạm Công Danh có số tiền cần THA khoảng 2.000 tỉ đồng. Theo Cục trưởng Cục THADS TP Vũ Quốc Doanh, ở một số vụ việc đại án, tòa án xét xử nhiều giai đoạn (Huỳnh Thị Huyền Như, Phạm Công Danh), cơ quan xét xử chỉ chuyển giao toàn bộ bản chính giấy tờ nhà đất đến cơ quan THA khi xét xử xong. Tình huống này gây không ít ảnh hưởng đến tiến độ THA, thu hồi tài sản. Chưa kể, tình trạng kê biên nhà đất nhưng bán đấu giá không có người mua diễn ra tại tất cả các cơ quan THADS. Quy trình, thủ tục xử lý tài sản (nhất là bất động sản) quá rườm rà, thiếu thực tiễn dẫn đến nhiều vụ việc lâm vào tình trạng kéo dài.

Vì sao thi hành án dân sự, hành chính ì ạch? - Ảnh 1.

Đại án Huỳnh Thị Huyền Như có quá trình xét xử kéo dài, nhiều giai đoạn đã ảnh hưởng đến thời gian thi hành án

Khó theo dõi kết quả thi hành án hành chính

Tình hình thi hành án hành chính trên địa bàn TP HCM cũng rơi vào tình trạng tương tự với số ít bản án hành chính hoàn tất việc THA.

Trong 58 bản án hành chính phải thi hành tại TP HCM, có 52 bản án liên quan đến tranh chấp đất đai, quyết định đền bù bị hủy. Đối với những trường hợp trên, quá trình giải quyết hiếm khi "thuận buồm xuôi gió". Do bản án hủy bỏ quyết định cũ nên cơ quan THA phải thương lượng với người dân về giá đất, tiền bồi thường. Ông Trần Đình Hoàng cho rằng quá trình thỏa thuận không hề đơn giản.

Nói về thực trạng thi hành án hành chính địa phương hiện nay, đại diện Cục THADS TP còn phản ánh một số ban chỉ đạo THA ở địa phương bổ nhiệm phó chủ tịch UBND vào vị trí trưởng ban. Trong khi đó, người có trách nhiệm và nghĩa vụ thi hành án hành chính là cấp trên - chủ tịch UBND. Hơn nữa, cơ quan THA rất khó theo dõi kết quả THA bởi lẽ Luật Tố tụng Hành chính và những văn bản dưới luật có liên quan quy định người phải THA có trách nhiệm thông báo cho cơ quan THA biết về kết quả THA. Mặc dù vậy, thực tiễn cho thấy cơ quan THA luôn phải chủ động gửi văn bản đề nghị trả lời nếu muốn biết kết quả THA.

Bàn về giải pháp khắc phục phần nào tình trạng trên, lãnh đạo Cục THADS TP khẳng định tại một buổi giám sát do HĐND TP tổ chức rằng đơn vị chỉ có thể kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp chấp hành viên có hồ sơ tồn đọng nhiều hay nhũng nhiễu, tiêu cực. 

Số vụ việc được giải quyết rất ít

Về tình hình giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, số việc TP đang giải quyết là 3.142 vụ, tương ứng số tiền gần 34.243 tỉ đồng (chiếm 2,92% về vụ việc và 61,63% về tiền so với tổng số vụ việc và tiền phải giải quyết). Kết quả, cơ quan chức năng đã giải quyết 162 vụ việc, thu về 2.717 tỉ đồng (đạt 5,15% về vụ việc và 7,94% về tiền).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo