xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VKS đề nghị trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ bác sĩ Hoàng Công Lương

Tin-ảnh: Minh Chiến

(NLĐO)- Viện Kiểm sát nhận thấy có dấu hiệu hợp thức hóa hồ sơ từ vi bằng do luật sư giao nộp tại phiên tòa, do đó đã đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ những tình tiết liên quan.

Chiều 29-5, trong phần tranh tụng phiên tòa xét xử vụ tai biến chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình, vị đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đã đề nghị HĐXX trả hồ sơ, điều tra bổ sung.

Theo đại diện VKS, với vi bằng về đoạn ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại giữa ông Hoàng Công Tình, Phó Khoa Hồi sức tích cực, và điều dưỡng Đinh Tiến Công do luật sư Ngô Thị Thu Hằng (bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương) giao nộp tại tòa, VKS nhận thấy có dấu hiệu của việc hợp thức hóa hồ sơ tại bệnh viện sau khi xảy ra tai biến y khoa.

VKS đề nghị trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ bác sĩ Hoàng Công Lương - Ảnh 1.

Đại diện VKS đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung

Cũng theo nhận định của VKS, cần phải làm rõ việc có hay không sự đối phó với cơ quan điều tra hay đổ trách nhiệm cho bác sĩ Hoàng Công Lương. Theo đó, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung sẽ làm rõ các nội dung này.

Trước đó, trình bày với HĐXX về nguồn gốc đoạn ghi âm nói trên, ông Hoàng Công Tình cho biết ngày 5-7-2017, ông vào trại giam đón bác sĩ Hoàng Công Lương khi được cho tại ngoại. Trên đường về, bác sĩ Lương đã hỏi ông Tình về cuốn sổ giao ban có ghi nội dung giao nhiệm vụ cho Lương phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo.

Sau đó, khi về nhà, ông Tình đã gọi điện hỏi ông Đinh Tiến Công về cuốn sổ bởi ông Công là thư ký ghi nội dung các cuộc họp thời điểm năm 2015, 2016. Nói về mục đích ghi âm cuộc gọi, ông Tình cho biết muốn lưu lại để mở cho bác sĩ Lương nghe vì trước đó bác sĩ này đã thắc mắc về nội dung giao nhiệm vụ thể hiện trong cuốn sổ giao ban.

"Sau này, cáo trạng nêu bác sĩ Lương phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo nên tôi nghĩ cuộc ghi âm đó có thể chứng minh việc Lương không được giao nhiệm vụ phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo và là chứng cứ để HĐXX xem xét, chính vì thế tôi đã lập vi bằng và giao cho các luật sư"- ông Hoàng Công Tình nói tại tòa.

Chủ tọa phiên tòa Nghiêm Hoài Anh tiếp tục đặt câu hỏi với ông Hoàng Công Tình về việc trong các bản họp khoa năm 2015-2016 có biên bản giao bị cáo Hoàng Công Lương phụ trách Đơn nguyên thận đều được ông ký xác nhận. Ông Tình cho rằng các cuộc họp trên chỉ có nội dung bình xét, phân loại cán bộ, không có phân công nhiệm vụ. Nội dung phân công bị cáo Lương được ghi vào năm 2017, tức là thời điểm sau khi xảy ra sự cố chạy thận.

VKS đề nghị trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ bác sĩ Hoàng Công Lương - Ảnh 2.

Việc ông Đinh Tiến Công thừa nhận ghi thêm nội dung vào sổ họp giao ban là một trong những tình tiết quan trọng được "hé lộ" tại phiên tòa công khai

Trả lời HĐXX sáng nay, 29-5, ông Đinh Tiến Công tiếp tục thừa nhận việc ghi thêm nội dung phân công nhiệm vụ bác sĩ Hoàng Công Lương phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo - Khoa Hồi sức tích cực sau khi đã xảy ra sự cố. Tuy nhiên, ông Công khẳng định việc ghi thêm nội dung này đã được sự thống nhất của lãnh đạo khoa gồm ông Khiếu và ông Tình.

Trong phần tranh tụng ngày 28-5, luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương) đã chỉ ra việc Bộ Y tế đã tự ý chỉnh sửa, biên tập câu hỏi của cơ quan điều tra. Cụ thể so với câu hỏi gốc cơ quan điều tra, Bộ Y tế đã thêm tiêu chuẩn AAMI vào gây hiểu nhầm khi trong bản luận tội của VKS đã xác định cần phải chờ kết quả xét nghiệm AMMI, nếu không chờ kết quả này sẽ phát sinh thêm trách nhiệm của các bị cáo. 

Bên cạnh đó, trong công văn trả lời cơ quan điều tra và văn phòng luật sư Nguyễn Chiến cùng về một vấn đề nhưng đã thể hiện sự mâu thuẫn trong câu trả lời. Cụ thể, khi trả lời cơ quan điều tra, Bộ Y tế khẳng định bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm AAMI sau bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống RO, còn công văn thứ 2 lại nói là chỉ khuyến cáo làm xét nghiệm. 

Trả lời VKS về nội dung này vào chiều hôm nay (29-5), ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, cho rằng "không có sự mâu thuẫn", bởi công văn trả lời văn phòng luật sư là khái quát chung. 

Vị đại diện VKS tiếp tục nêu quan điểm khi cho rằng Bộ Y tế đã không bám sát vào câu hỏi của cơ quan điều tra khi trả lời dẫn đến việc hiểu nhầm của VKS trong quá trình xem xét vụ án. Đại diện VKS cho rằng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm về việc gây "hiểu nhầm" này. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo