xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ án Huỳnh Văn Nén nghi oan sai: Tan nát một gia đình

Lương Duy Cường

Bà Nguyễn Thị Lâm - người từng bị kết tội “cầm đầu” cùng 9 người là con, cháu tổ chức giết bà Dương Thị Mỹ trong vụ án vườn điều - tâm sự: “Tôi được bồi thường 200 triệu đồng cho 7 năm tù oan. Đổi lại là nhà cửa tiêu tán hết...”

Trong những ngày đầu tháng 11-2014, khi về lại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận để thu thập thông tin về vụ án giết bà Lê Thị Bông cướp tài sản (xảy ra đêm 23-4-1998 khiến Huỳnh Văn Nén phải thụ lý án tù chung thân và mới đây, VKSND Tối cao đã kháng nghị hủy một phần tội danh và hình phạt của bản án), chúng tôi gặp lại bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1937, ngụ thị trấn Tân Minh) - người từng bị Công an tỉnh Bình Thuận kết tội “cầm đầu” cùng 9 người là con, cháu trong gia đình tổ chức giết bà Dương Thị Mỹ (ngụ cùng địa phương) vào năm 1994 (vụ án vườn điều) để đánh ghen do bà Mỹ có quan hệ tình ái với con rể bà Lâm là Trần Văn Sáng.

Sau minh oan là tay trắng

Vẫn ngụ ngay khu trung tâm thị trấn Tân Minh nhưng nơi bà Lâm ở bây giờ là căn nhà tạm của một người bạn già cho mượn, đơn chiếc, quạnh quẽ. Gọi là nhà nhưng chỉ là 4 bức vách trong diện tích chừng 10 m2 phải che bồi thêm bằng ni-lông tránh mưa, không có tài sản gì ngoài những xoong nồi méo mó và cái giường ọp ẹp. Căn nhà lợp tôn hầm hập nóng khiến bà Lâm phải lân la suốt ngày hết nhà này đến nhà khác trong xóm, chờ khi chiều xuống, bớt nóng mới về.

Bà Nguyễn Thị Lâm kể lại những tháng ngày đau khổ trong vòng lao lý Ảnh: Thành Danh
Bà Nguyễn Thị Lâm kể lại những tháng ngày đau khổ trong vòng lao lý Ảnh: Thành Danh

“Tôi được bồi thường 200 triệu đồng cho 7 năm tù oan. Đổi lại 7 năm ấy là nhà cửa tiêu tán hết. Vừa ra tù chưa bao lâu thì chồng mất, tuổi già bệnh tật liên miên khiến tôi qua hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, bây giờ trắng tay thế này” - bà Lâm rầu rĩ nói rồi cho chúng tôi biết thu nhập của bà bây giờ dựa vào cái nghề nuôi bệnh, ai có người bệnh mướn nuôi dưỡng chăm sóc là bà đi ngay, vừa kiếm tiền để sống qua ngày vừa cố tích trữ để mổ đôi mắt bị đục thủy tinh thể đã lâu.

Những ngày khủng khiếp

Gia đình bà Lâm sinh sống tại thị trấn Tân Minh bằng nghề buôn bán. Đứa con rể, chồng của con gái đầu (bà Nguyễn Thị Nhung) là Trần Văn Sáng, nguyên là cán bộ xã đội. Gia đình đang trong cảnh bình yên làm ăn lương thiện thì cuối năm 1998, tai họa ập đến. Đó là lúc đứa con rể út là Huỳnh Văn Nén (chồng của Nguyễn Thị Cẩm) bị bắt sau một lần uống rượu huênh hoang giữa chợ khoe với thiên hạ là thủ phạm đã giết bà Lê Thị Bông để cướp 1 nhẫn vàng mà cơ quan điều tra chưa tìm ra thủ phạm.

“Họa vô đơn chí”, con rể út vào tù chưa lâu thì cả gia đình bà lại rơi vào thảm cảnh. Ấy là bởi để “lập công” nhằm thoát án tử hình tù (theo kết luận của Công an tỉnh Bình Thuận), Huỳnh Văn Nén khai đã cùng 9 người là mẹ vợ cùng con, cháu trong gia đình nhà vợ giết bà Dương Thị Mỹ 4 năm trước đó để thực hiện một vụ đánh ghen do phát hiện bà này quan hệ tình ái với Trần Văn Sáng.

Từ lời khai (được cho là của Nén) này, Công an tỉnh Bình Thuận phục hồi điều tra vụ án vốn đã đình chỉ vì không tìm ra thủ phạm để rồi sau đó không chỉ bà Lâm mà cả chính vợ của Nén cùng Trần Văn Sáng và các con ruột khác nữa là Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Tiền, Nguyễn Thị Tiến cùng 2 đứa cháu ngoại Trần Thanh An, Trần Thanh Vân (chưa đủ tuổi thành niên) bị khởi tố và bắt giam.

Tình cảnh u ám bao phủ từ khi bản án 29 năm tù giam giáng xuống 3 thế hệ trong gia đình bà Lâm dù họ đã dai dẳng kêu oan. Ban đầu là tán gia bại sản vì chi phí cho việc kêu oan, nuôi tù. Tiếp đó là con, cháu bà Lâm không nơi nương tựa sinh ra thất học, lêu lổng, đến mức chính quyền xã phải lần lượt đi vận động Làng SOS (quận Gò Vấp, TP HCM) nhận nuôi dưỡng đến 8 đứa trẻ (trong đó có 3 đứa là con ruột của Huỳnh Văn Nén).

Ông Nguyễn Thận - nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh, người trực tiếp đi vận động Làng SOS để giúp cho những đứa trẻ này - cho biết Làng SOS nhận nuôi dưỡng được một thời gian rồi do điều kiện có hạn nên sau đó, các cháu lần lượt bị trả về. Thất học, không nghề nghiệp, lũ trẻ lại rơi tiếp vào cảnh hư hỏng. Chỉ riêng 3 con của Huỳnh Văn Nén sau đó đã có 2 đứa dính vòng lao lý.

Phải đến năm 2005, bà Lâm mới được minh oan sau 7 năm thụ án tù. 7 người khác là con, cháu của bà cũng lần lượt được minh oan, trừ người con gái đầu là Nguyễn Thị Nhung đã chết vì bệnh ngay trong quá trình bị tù oan và con rể út là Huỳnh Văn Nén hiện vẫn còn thụ án chung thân trong vụ án giết bà Lê Thị Bông (nghi oan sai).

Chưa hết kinh hoàng

Đã qua rồi những tháng năm oan ức nhưng bà Nguyễn Thị Lâm vẫn chưa hết kinh hoàng khi nghĩ đến những tháng năm tù tội. Bà đấm thùm thụp vào đầu rồi bảo: “Cái đầu tôi bây giờ nó hay lên cơn nhức khủng khiếp, chịu không nổi. Nó là hậu quả của hồi trong tù”.

Con cháu bà Lâm sau khi nhận được một số tiền bồi thường ít ỏi, không đủ sức phục hồi cơ nghiệp nên cũng đã tứ tán hết, đứa đi làm rẫy thuê tận Đắk Lắk, đứa về Bà Rịa - Vũng Tàu đi biển. Bà Lâm vẫn thui thủi một mình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo