xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ "ông trùm" cờ bạc Phan Sào Nam: Còn 1.700 tỉ đồng chưa thể thu hồi

Minh Chiến - Văn Duẩn

(NLĐO)- Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, vụ án Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam tổ chức đánh bạc qua mạng, dù đã cố gắng nhưng mới thu hồi được 2.000 tỉ đồng trên 3.700 tỉ đồng.

Chiều 6-11, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trả lời đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) về việc tỉ lệ thi hành án thấp, thu hồi tài sản tham nhũng, tiền vi phạm trong các vụ án đạt thấp.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết nguyên nhân khách quan do nhiều vụ án có khoản tiền vi phạm lớn nhưng không thể tìm thấy. Ông Lê Thành Long dẫn chứng về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, có số tiền sai phạm hơn 15.000 tỉ đồng nhưng đến giờ mới thu hồi 400 tỉ đồng do khoản tiền rải rác nhiều nơi, nhiều tỉnh, nhiều tài sản chưa rõ tình trạng pháp lý.

Vụ ông trùm cờ bạc Phan Sào Nam: Còn 1.700 tỉ đồng chưa thể thu hồi - Ảnh 1.

Bộ trưởng Lê Thành Long thừa nhận công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tài sản trong các vụ án kinh tế còn gặp khó khăn - Ảnh: Nguyễn Nam

Bên cạnh đó, vụ án Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam tổ chức đánh bạc qua mạng, dù đã cố gắng nhưng mới thu hồi được 2.000 tỉ đồng trên 3.700 tỉ đồng. Để đạt được kết quả thu hồi tài sản trong vụ án này, ông Lê Thành Long cho biết Công an tỉnh Phú Thọ đã rất nỗ lực.

Đối với nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng trong thời gian đầu, hệ thống thi hành án còn thiếu tập trung, đôn đốc trong chỉ đạo, điều hành. Nhưng hiện toàn ngành đã thực hiện quyết liệt, thành lập các tổ công tác đến từng địa phương để giải quyết, đôn đốc.

Đối với việc thu hồi tài sản tham nhũng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết đã tham mưu Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng có chỉ thị tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng trong thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Chất vấn về vấn đề thi hành án hành chính, ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) nói việc không chấp hành bản án, quyết định hành chính của Tòa án có chiều hướng tăng khi năm 2020, tỉ lệ chấp hành chỉ được 43,73%. "Vậy giải pháp của Chánh án như thế nào để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật?"- ĐB Dung chất vấn.

Trả lời ĐB, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết việc thi hành án không phải trách nhiệm của tòa án. Thi hành án hình sự sau khi có bản án là trách nhiệm của Bộ Công an, thi hành án dân sự là trách nhiệm Bộ Tư pháp, còn án hành chính là trách nhiệm thuộc về các bên liên quan.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, chính vì không có cơ quan thứ ba, trung gian, nên tính cưỡng chế không có, việc này dẫn đến tùy nghi, tỷ lệ thi hành án hành chính thấp.

Chánh án đề nghị Quốc hội cần tổng kết, đưa ra giải pháp căn cơ. "Riêng trách nhiệm tòa án, 100% bản án hành chính được ra quyết định thi hành đúng thời hạn, đúng quy định"- Chánh án Nguyễn Hòa Bình thông tin.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo