Phong cách sống
22/03/2017 13:50

Các nước phát triển quản lý vỉa hè và bán hàng rong thế nào?

Để được sử dụng vỉa hè và bán rong tại các thành phố lớn như New York, London và Paris, người bán hàng phải trả lệ phí cho chính quyền và tuân thủ nhiều quy định.

Nhà hàng của khách sạn Grand Hyatt New York. Ảnh: NYTimes
Nhà hàng của khách sạn Grand Hyatt New York. Ảnh: NYTimes

Tọa lạc tại phía đông đường 42 ở New York, nhà hàng tầng lửng ở khách sạn Grand Hyatt New York thu hút nhiều ánh nhìn vì nó được xây dựng với cấu trúc độc đáo, nhô ra khỏi vỉa hè. Để được phép kinh doanh như vậy, khách sạn phải trả 300.000 USD/năm cho thành phố.

New York thu được khoảng 60 triệu USD một năm từ việc thu lệ phí cho phép dựng biển hiệu, cột đèn trang trí, đồng hồ, ghế đá, thùng rác cố định và nhiều vật thể khác trên hơn 19 km vỉa hè của thành phố, theo NYTimes.

Tổng lệ phí sử dụng vỉa hè thu được ở New York đã tăng khoảng 50% trong thập kỷ qua, phần lớn là từ các công ty tiện ích như lắp đặt đường ống và máy biến áp dưới mặt đất. Tuy nhiên, chi phí thu từ các chủ nhà và chủ sở hữu tài sản khác cũng tăng gần gấp đôi lên hơn 2,1 triệu USD vào năm 2016.

Trong thập kỷ qua, tiền phí thu từ các nhà hàng có chỗ ngồi ngoài trời đã tăng hơn gấp đôi, lên tới khoảng 14 triệu USD (số lượng nhà hàng là hơn 1.300). New York cũng thu khoảng 400.000 USD từ những người bán rong trái cây, rau và hoa trên vỉa hè.

Đồng hồ của công ty Electric Time ở vỉa hè bên ngoài tháp Trump. Ảnh: NYTimes
Đồng hồ của công ty Electric Time ở vỉa hè bên ngoài tháp Trump. Ảnh: NYTimes

Có sự khác biệt trong lệ phí tùy theo giá trị của bất động sản gần đó. Những nơi là địa điểm quan trọng mang tính dấu ấn, lịch sử của địa phương được ưu tiên trả ít hơn. Jerry I. Speyer, công ty quản lý trung tâm Rockefeller, địa điểm ẩm thực và mua sắm nổi tiếng của New York, chỉ phải trả 25 USD một năm cho bậc tam cấp ở dãy nhà phía đông Đại lộ số 5 của mình, trong khi 14 nhà dân ở Brooklyn mất đến 1.300 USD cho bậc tam cấp của họ.

Các hàng quán bán rong trên đường phố đã là một phần biểu tượng cho sự đa dạng và sức sống của New York kể từ khi thành phố được thành lập, theo Nydailynews. Đây là động lực kinh tế cho hầu hết người bán hàng nhập cư. Hoạt động này tạo ra thu nhập ước tính 192 triệu USD ở New York.

Tuy nhiên, từ những năm 1980, thành phố này chỉ cấp giấy phép cho 3.000 người bán rong, khiến nhiều người phải mua giấy phép ở chợ đen (giấy phép có giá 200 USD có thể bị đẩy giá lên đến 20.000 USD) hoặc đơn giản là bán hàng không giấy phép. Quy định này đã khiến nhiều người bán rong tổ chức các cuộc biểu tình và gửi đơn kiến nghị.

Thành phố cũng đặt ra các quy định như quầy hàng phải được đặt ở một độ cao nhất định, không bán hàng trong phạm vi 300 m của một giao lộ, cũng không được bán trong phạm vi 300 m của một bến xe buýt. Thông thường, mức phạt đối với người không có giấy phép là 1.000 USD, các hành vi vi phạm khác có thể lên tới 500 USD.

Hội đồng Thành phố New York cuối năm ngoái đã đưa ra một gói dự luật. Theo đó, từ năm 2018, thành phố sẽ cấp thêm 635 giấy phép bán rong một năm. 5% số này dành cho cựu chiến binh và người tàn tật. Người bán hàng bắt buộc phải trải qua khóa đào tạo về an toàn và các quy định khác.

Tại nhiều quốc gia châu Âu, việc mở nhà hàng, quán cà phê trên lề đường được quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan. Một trong những địa điểm nổi tiếng với văn hóa cà phê vỉa hè là thủ đô Paris của Pháp.

Theo một bài báo năm 2011 trên Latribune, 25% diện tích vỉa hè Paris được chính quyền cho các hộ kinh doanh thuê. Giá thuê tại khu phố ít người qua lại là 16 EUR (hơn 17 USD) mỗi năm cho một mét vuông. Tại những địa điểm sầm uất như đại lộ Champs-Élysées, nơi nổi tiếng với các nhà hàng, rạp chiếu phim và cửa hàng xa xỉ phẩm, giá thuê có thể lên tới 88 EUR (95 USD).

Các quán cà phê bắt buộc phải dành tối thiểu 1,6 m cho người đi bộ và đảm bảo các tiêu chuẩn về thẩm mỹ và môi trường. Cửa hàng sẽ bị phạt nếu lắp đặt những biển hiệu được đánh giá là thiếu thẩm mỹ cũng như những thiết bị sưởi ấm trái quy định. Hàng quán nào thiếu gạt tàn sẽ bị phạt.

Boris Johnson mua bánh từ một gian hàng trên vỉa hè khi còn làm thị trưởng London (Ông hiện là ngoại trưởng Anh). Ảnh: Zimbo
Boris Johnson mua bánh từ một gian hàng trên vỉa hè khi còn làm thị trưởng London (Ông hiện là ngoại trưởng Anh). Ảnh: Zimbo

Tại London, nếu muốn mở các gian hàng trên đường phố, người bán cũng phải xin giấy phép. Một số địa điểm chỉ cho phép mở các gian hàng bán kem. Lệ phí tại khu vực trung tâm có thể lên đến hơn 50 USD một ngày.

Nếu muốn đặt bàn ghế hay các thiết bị khác như chậu cây, máy sưởi trên vỉa hè, họ cần xin thêm một giấy phép khác. Tại Woolwich, London, phí đặt bàn ghế hàng tuần trên vỉa hè ở khu vực đông người qua lại là 11 USD cho mét vuông đầu tiên. Các mét vuông tiếp theo được tính nửa giá. Ngoài ra, nếu kinh doanh đồ ăn, người bán còn phải đăng ký với cơ quan y tế và môi trường.

Theo Phương Vũ (Vnexpress)

Viết bình luận


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

Tài chính - Ngân hàng 15:07

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) triển khai hai tính năng mới là "Đặt sân Golf" và "Thể thao - Giải trí" trên ứng dụng Vietbank Digital nhằm giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách hàng với nhiều ưu đãi đặc quyền.