xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ác mộng của người tiểu đường

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

Ai cũng biết ăn được, ngủ được là tiên. Người bệnh tiểu đường vì thế khó thành tiên vì không được ăn vừa bụng lại thêm giấc ngủ khó trọn giấc nam kha. Trung khu điều hành giấc ngủ là cơ quan vừa khó chịu vừa “nhỏ nhen”. Trung khu này không phát tín hiệu khởi động giấc ngủ nếu cơ thể thừa hay thiếu năng lượng.

Nói cách khác, quá no hay quá đói khi lên giường đều khó ngủ. Với người bệnh tiểu đường, chuyện càng nhiêu khê vì trung khu điều hành giấc ngủ diễn dịch tình trạng thừa hay thiếu năng lượng theo cảm giác đói. Kẹt cho người bệnh tiểu đường là dù đường huyết quá cao hay quá thấp đều… đói! Chính vì thế mà đường huyết dao động thất thường vì điều trị không hiệu quả.

Khỏi dông dài cũng thừa hiểu chất lượng cuộc sống ra sao nếu mất ngủ kéo dài. Không lạ gì nếu bệnh nhân tiểu đường là ứng viên hàng đầu của bệnh trầm uất. Không buồn sao được khi quá nản vì bệnh đeo đuổi suốt đời, quá chán vì cuộc sống mất chất lượng trên cả hai mặt tâm thể, quá căng thẳng vì chế độ sinh hoạt kiêng cữ đủ điều! Tình trạng này càng nhanh chân hơn nếu có thêm bàn tay phá bĩnh ngấm ngầm của hội chứng mãn dục nam ở đàn ông, hội chứng mãn kinh ở phụ nữ. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trầm uất chiếm tỉ lệ không dưới 60% ở bệnh nhân có đường huyết dao động quá thường và cao gấp đôi số bệnh nhân có đường huyết ổn định. Không lạ gì nếu thầy thuốc nhiều kinh nghiệm trị bệnh tiểu đường căn cứ vào độ sâu giấc ngủ của người bệnh để đánh giá hiệu quả của liệu pháp.

Nỗi khổ không chỉ có thế. Với cơ thể nhạy cảm của người bệnh tiểu đường, cảm giác thức dậy mệt mỏi cứ như chưa ngủ chẳng khác nào một loại stress. Tuyến thượng thận, cơ quan đứng mũi chịu sào trong tình huống stress, vì thế phản ứng sai lệch và phóng thích nội tiết tố corticosteroid. Chất này làm tăng lượng đường trong máu. Hậu quả là đường huyết đo buổi sáng sớm, lúc bụng còn đói, vẫn cao ở người khó ngủ mặc dù nạn nhân không hề ăn gì trong đêm. Nghịch lý này là đòn bẩy dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, từ nhẹ như cao huyết áp đến nặng như suy thận.

Vấn đề vẫn chưa dừng lại. Bệnh nhân tiểu đường 10 người hết 9 phải dùng thuốc dài lâu. Trầm uất lại là phản ứng phụ nổi bật của thuốc hạ đường huyết. Dùng thuốc càng nhiều càng mau buồn bã, bực bội, đau đầu, đãng trí và mất ngủ. Đáng nói hơn nữa là các loại thuốc chống trầm uất hầu như không tác dụng nếu đường huyết không ổn định.

Nếu tưởng giải pháp là thuốc an thần thì hố nặng. Thầy thuốc chuyên khoa thần kinh đã chứng minh là bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc an thần loại hóa chất tổng hợp không những dễ trầm uất mà còn là miếng mồi ngon của tai biến mạch máu não và nhồi máu tim.

Từ nhận thức đó, càng lúc càng có nhiều thầy thuốc tán dương kết hợp hoạt chất sinh học có công năng ổn định đường huyết như sinh tố B, khoáng tố vi lượng, chất màu anthocyanin trong rau quả, hoạt chất trong cây thuốc, chất GABA trong gạo mầm… để người bệnh tìm được giấc ngủ yên bình thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu hạ đường huyết bằng thuốc đặc hiệu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo