xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĂN ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHỎE MẠNH: Chọn thức ăn đường phố an toàn

THU HỒNG - NGUYỄN THẠNH

Vừa tan trường, nhiều tốp học sinh tụm lại bên các xe đẩy. Tại một xe cá viên chiên, người bán đảo những thanh cá viên đang sôi sùng sục trong chảo dầu rồi gắp vội vào hộp xốp cho học sinh

Không chỉ tại đây, ở các khu vực vùng ven và ngoại thành TP HCM như huyện Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, nhiều trường học cũng thường xuyên bị hàng rong bủa vây.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Cứ vào tầm 10 giờ 30 phút, trên đường Quách Điêu (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh), khoảng 7 chiếc xe đẩy bán cơm chiên, cá viên, xúc xích chiên, súp cua, mì xào, trà sữa... bắt đầu tập trung trước cổng Trường Tiểu học Vĩnh Lộc A và THCS Đồng Đen chuẩn bị phục vụ cho khách hàng là học sinh tan trường. Những chiếc xe đẩy được người bán trưng dụng mọi không gian để treo thực phẩm và túi ni lông, hộp xốp để đựng thức ăn.

Cá viên chiên là một trong những món khoái khẩu của học sinh. Để đáp ứng sở thích các em, người bán liên tục xịt tương ớt, tương cà, xốt chua ngọt lên thanh cá viên... Nhìn qua các chai tương này đều không nhãn mác.

ĂN ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHỎE MẠNH: Chọn thức ăn đường phố an toàn - Ảnh 1.

Học sinh tan trường vây quanh xe hàng rong mua thức ăn trước cổng Trường THCS Đồng Đen (huyện Bình Chánh, TP HCM) Ảnh: THU HỒNG

Gần đó, xe trà sữa, xirô di động với những bình nước đầy màu sắc xanh, đỏ, vàng được nhiều trẻ con vây quanh. Chị Thanh, một người mẹ có con học tại Trường Tiểu học Vĩnh Lộc A, ngán ngẩm nói: "Đường sá bụi bặm vậy mà người bán vẫn không đậy kỹ thức ăn trông mất vệ sinh, đã vậy đồ ăn nóng vô tư cho vào hộp nhựa, túi ni lông rất độc hại".

Dù nhà trường có tuyên truyền nhưng sức hấp dẫn của những thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ của những xe hàng rong khiến các cháu nhỏ khó từ chối.

Khu vực nội thành dù bóng dáng các xe hàng rong ít hơn nhưng vẫn thu hút thực khách. Chỉ 10 m2 vỉa hè góc Ngô Thời Nhiệm - Lê Quý Đôn (quận 3, TP HCM) nhiều năm nay là điểm tập trung các xe hàng rong với các món canh bún, mì, nui, cơm chiên... phục vụ học sinh Trường THPT Marie Curie và khách đi đường. Do không có không gian bày biện nên hầu hết đồ ăn đều được chứa trong túi ni lông, treo xung quanh xe trông rất mất vệ sinh.

Tương tự, trên vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh, quận 10, TP HCM trước cổng Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường cũng có nhiều xe hàng rong phục vụ sinh viên. Tầm 10 giờ trở đi, những xe hàng rong cùng những hàng quán dọc hai bên đường sắp đặt bàn ghế, lấn một phần lòng đường để buôn bán. Bất chấp giao thông đông đúc, nhiều xe đẩy bán cháo, trái cây, bánh tiêu, chuối chiên cứ lấn ra đường chèo kéo khách.

Mô hình điểm về thức ăn đường phố

Tại Việt Nam, thức ăn đường phố khá phổ biến và rất được ưa chuộng bởi sự đa dạng, phong phú như bún, phở, cơm, cháo, trái cây, nước giải khát... kèm theo đó là sự tiện lợi, nhanh chóng, giá cả phải chăng đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích như trên, hạn chế của thức ăn đường phố là nguy cơ không bảo đảm vệ sinh gây ngộ độc thực phẩm.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP HCM, cho biết hiện TP có khoảng hơn 19.000 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố và hơn 24.000 người tham gia kinh doanh. TP cũng đã và đang tổ chức xây dựng nhiều mô hình bảo đảm ATTP, trong đó có mô hình thức ăn đường phố điểm. Mô hình nhằm hỗ trợ các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cải thiện điều kiện, bảo đảm ATTP thức ăn đường phố; đã có 24 quận, huyện đăng ký 77 mô hình điểm kiểm soát điều kiện ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố.

"Để lựa chọn thức ăn đường phố an toàn, người tiêu dùng nên mua và sử dụng thức ăn đường phố tại các địa điểm bày bán sạch sẽ, cách xa nơi có rác thải, bùn lầy, cống rãnh; có bàn, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống cách mặt đất ít nhất 60 cm để giảm bớt nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây hại, bụi bẩn từ mặt đất vào thực phẩm. Nên chọn những nơi bán mà người chế biến, phục vụ mặc trang phục (quần áo, tạp dề...) sạch sẽ, không nhàu nát, đeo khẩu trang, bao tay khi chế biến, phục vụ. Người tiêu dùng cần cung cấp ngay thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất ATTP, khai báo tình trạng ngộ độc thực phẩm với cơ quan chức năng" - lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM khuyến cáo.

Cải thiện điều kiện bảo đảm ATTP với thức ăn đường phố

Ban Quản lý ATTP TP HCM đã ban hành Kế hoạch số 1648/KH-BQLATTP (ngày 25-8-2020) về việc bảo đảm ATTP đối với kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, ban sẽ phối hợp với UBND quận, huyện... hỗ trợ các vật dụng kinh doanh thức ăn đường phố (bao tay, tạp dề, kẹp gắp, thùng rác...); hỗ trợ bộ kiểm tra nhanh (test nhanh hàn the, formol, độ sạch dụng cụ, túi đựng test...) cho các cán bộ quản lý về ATTP quận, huyện, phường, xã, thị trấn...

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 7-10


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo