xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho phi công người Anh tăng cường tới tâm dịch Bắc Giang

D.Thu - N.Mai

(NLĐO) - Theo bác sĩ Trần Thanh Linh, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 91 là phi công người Anh ở Bệnh viện Chợ Rẫy, những ca bệnh Covid-19 của Bắc Giang khiến các y bác sĩ căng thẳng hơn vì bệnh nhân nặng tăng nhanh và các bệnh nhân còn quá trẻ.

Các đây ít ngày, bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó trưởng Khoa hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Chợ Rẫy -TP HCM) - cùng với 12 thành viên khác của êkíp thuộc đội phản ứng nhanh đã đến "chi viện" cho tâm dịch Bắc Giang. Bác sĩ Linh là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 là phi công người Anh (BN91) và từng có mặt trên tất cả các mặt trận chống dịch ở Gia Lai, Đà Nẵng, Kiên Giang.

Sau 5 ngày được tăng cường chi viện cho Bắc Giang, bác sĩ Linh cùng Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy ngày đêm theo dõi, chữa trị, cấp cứu, hồi sức cho những bệnh nhân Covid-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang.

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho phi công người Anh tăng cường tới tâm dịch Bắc Giang - Ảnh 1.

Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Chợ Rẫy)

Bác sĩ Linh cho biết trước khi đến Bắc Giang, với kinh nghiệm trải qua từ những trận dịch khốc liệt trước đó cũng như nghiên cứu về chủng mới, anh đã tiên lượng được các nguy cơ và số lượng bệnh nhân có thể diễn tiến. Tuy nhiên, mỗi đợt dịch lại có đặc thù khác nhau. Và đặc thù của đợt dịch ở Bắc Giang là gây tổn thương phổi rất nhanh so với những đợt trước.

Từ hôm nhập cuộc, anh đã tiếp nhận 3 ca phải thở máy, lọc máu liên tục, 7 ca thở oxy dòng cao. Đặc biệt có 1 ca được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang sang Bệnh viện Phổi Bắc Giang ngay trong đêm. "Lúc đầu chúng tôi đánh giá bệnh nhân có tiên lượng xấu, phải can thiệp ECMO, nhưng đội ngũ đã tiến hành đặt nội khí quản, sau đó lọc máu. Bệnh nhân có tiến triển và không cần sử dụng ECMO"- bác sĩ Linh chia sẻ.

Theo bác sĩ Linh, những ca bệnh của Bắc Giang khiến các bác sĩ ở đây chịu căng thẳng và áp lực hơn vì bệnh nhân nặng tăng nhanh và các bệnh nhân còn trẻ quá. Bắc Giang không có nhiều bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh nền như đợt dịch ở Đà Nẵng, nhưng vì chủng virus lần này biến thể nên bệnh nhân nặng vẫn có. Đặc biệt, hiện số lượng người mắc vẫn gia tăng thì số lượng bệnh nhân nặng cũng sẽ tăng.

"Hồi ở Đà Nẵng những ca bệnh nặng đều là người cao tuổi và có bệnh nền, người trẻ nhất là hơn 40 tuổi. Thời điểm đó, bệnh nhân trẻ gần như là không có triệu chứng, không có hình ảnh tổn thương phổi hoặc phải chụp CT mới thấy rõ tổn thương. Còn lần này, chỉ mấy ngày sau chụp Xquang đã thấy phổi trắng xóa. Ca tử vong ở Bắc Giang bệnh nhân trẻ quá, con mới 6 tuổi"- bác sĩ Linh xót xa.

Vì thế, theo bác sĩ Linh, công tác hồi sức tích cực lần này khó hơn vì ranh giới bệnh nhân nặng diễn tiến tới nguy kịch rất nhanh. Nên nếu không theo dõi sát, không chủ động thì tử vong dễ xảy ra nên đội ngũ y tế phải theo dõi nhiều, cực hơn hồi ở Đà Nẵng. "Nhưng chính vì những điều này mà chúng tôi quyết tâm phải cứu bằng được các bệnh nhân. Bệnh nhân trẻ, thầy thuốc phải cố gắng cứu được, phải kiên quyết không để tử vong"- bác sĩ Linh nói.

Về việc tiếp nhận, phân luồng bệnh nhân, bác sĩ Linh cho biết Bệnh viện Phổi Bắc Giang nhận tất cả các ca phải thở oxy ở các bệnh viện dã chiến vì các bệnh viện dã chiến không đủ điều kiện cơ sở vật chất để điều trị.

"Trường hợp bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, nếu là ca bệnh thở HFNC (oxy dòng cao) thì Bệnh viện Phổi Bắc Giang mới nhận. Tôi muốn phân bố hợp lý, để dành chỗ cho bệnh nhân nặng hơn"- bác sĩ Trần Thanh Linh chia sẻ.

Đến thời điểm hiện tại, theo bác sĩ Linh, đội ngũ y bác sĩ Chợ Rẫy đã quen với công việc và đang kiểm soát được tình hình điều trị những ca nặng tại Bắc Giang. Mục tiêu là làm thế nào để có thể xử lý nhanh nhất những trường hợp bệnh nặng, giúp bệnh nhân sớm hồi phục, hạn chế tối đa nguy cơ tử vong...

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho phi công người Anh tăng cường tới tâm dịch Bắc Giang - Ảnh 2.

Bác sĩ Linh cùng đồng nghiệp vẫy tay chia tay mọi người trước khi vào tâm dịch - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp

Trước đó, sáng 26-5, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết 13 nhân viên y tế của đơn vị đã lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch sáng cùng ngày. Đây là kế hoạch đột xuất sau chỉ đạo của Bộ Y tế về việc chi viện khẩn cấp các kíp hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng. Trong số 13 thành viên có 6 bác sĩ, 7 điều dưỡng, kỹ thuật viên tại các khoa gồm hô hấp, cấp cứu, hồi sức - cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm và các khoa cận lâm sàng.

Bác sĩ Trần Thanh Linh cho biết đến Bắc Giang, êkíp các bác sĩ đã dự trù các tình huống có thể xảy ra khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 như: Phải cấp cứu, lọc máu, chạy ECMO, kiểm soát bằng máy thở, sử dụng hệ thống siêu âm, vận chuyển bệnh nhân cấp cứu…

Êkíp sẽ cùng với các bệnh viện Bạch Mai, Phổi trung ương, Đại học Y Hà Nội... hỗ trợ về mặt hồi sức, điều trị, các công tác chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân Covid-19.

Thời điểm này, Bắc Giang đang là ổ dịch lớn nhất nước với tổng số gần 2.400 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho phi công người Anh tăng cường tới tâm dịch Bắc Giang - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo