xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Có thể phân biệt vắc-xin "hành" và Covid-19 hay không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) cho biết nhiều trường hợp cứ ngờ mình sốt, mệt do vắc-xin Covid-19 "hành", ai dè mệt dai quá, test nhanh thử thì hóa ra mắc Covid-19.

Tình huống đó đã gặp trong đợt bùng phát này của dịch bệnh. Có khi do nhiễm ở nơi tiêm ngừa, có khi nhiễm trước đó mà còn ủ bệnh, tiêm xong vô tình trùng hợp với thời gian phát bệnh.

Có thể phân biệt sốt do vắc-xin "hành" và bệnh Covid-19 không? Câu trả lời là khó lắm, ít nhất là trong mấy ngày đầu. Chỉ những trường hợp có triệu chứng rõ ràng một chút, bệnh kéo dài thì mới phân biệt được. Như vậy cần làm gì?

Đầu tiên là cố gắng đừng để đi tiêm ngừa mà nhiễm bệnh. Vì sao nhiễm ở chỗ tiêm ngừa? Hàng xóm lâu ngày đóng cửa chống dịch, nay gặp nhau vui quá, xúm lại nói chuyện chút chơi. Đồng nghiệp cùng cơ quan bấy lâu làm ở nhà, nay gặp cũng xáp lại... Đừng quên chủng Delta lây rất dữ và số ca F0 không triệu chứng vẫn chiếm khoảng 60%-70%. Cho dù mình đang khỏe mạnh, bà hàng xóm khỏe mạnh, bạn mình khỏe mạnh... chưa chắc không có F0 không triệu chứng nằm trong số đó.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Có thể phân biệt vắc-xin hành và Covid-19 hay không? - Ảnh 1.

Người dân chờ tiêm vắc-xin tại một điểm trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP HCM Ảnh: THU HỒNG

Cũng có thể lây bệnh do bàn tay quệt vào các bề mặt chứa virus, rồi chưa rửa tay lại đưa lên mắt, mũi, miệng. Tuy nhiên, bề mặt nào đi nữa thì thứ đưa virus lên mặt vẫn là cái bàn tay. Thay vì lo đến cái máy đo huyết áp dùng chung, cái ghế ngồi chung thì nên rửa tay, tự đem theo chai rửa tay nhanh càng tốt. Lo quá đem máy đo huyết áp của mình theo xài riêng cũng được nhưng về vẫn phải rửa tay, thay đồ, tắm rửa... rồi làm gì thì làm.

Sốt do vắc-xin hành hay bất cứ triệu chứng mệt mỏi nào khác cũng rất mau hết trong vòng 24-72 giờ, có người thậm chí không hành. Nếu như đến ngày thứ 4 sau tiêm ngừa mà vẫn sốt, vẫn mệt hay có thêm các triệu chứng về hô hấp thì có thể test nhanh thử. Nếu thấy khó thở hay các triệu chứng báo động Covid-19 khác thì báo với y tế địa phương.

Có khi nào bị Covid-19 thật, mà bệnh nhẹ quá, chỉ sốt thoáng qua nên không phân biệt được đâu là vắc-xin hành, đâu là Covid-19? Có thể lắm. Vì thế, nếu đã lỡ xúm lại "tám" ở điểm tiêm ngừa hay xúm lại trong tình hình nào trước đó, về nhà nên giữ khoảng cách với người thân, nhất là các đối tượng nguy cơ, bởi vì bạn có thể trẻ, khỏe, chỉ mắc Covid-19 không triệu chứng hay nhẹ như một cơn cảm nhưng người bị bạn lây cho lại có thể nặng.

Việc tiêm ngừa Covid-19 trùng khớp với việc bị bệnh không ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh và nếu không biết, mai này tiêm luôn mũi 2 thì cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nên không phải lo, nhất là khi thấy bản thân đã tuân thủ 5K tốt khi đi tiêm ngừa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo