xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh nhân suy thận ngày càng trẻ

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người bị suy thận, trong đó khoảng 26.000 người suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Ngoài ra, mỗi năm có thêm gần 8.000 ca bệnh mới

Sau sự cố y khoa nghiêm trọng khiến 8/18 bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, nhiều người băn khoăn làm cách nào để phòng tránh và phát hiện sớm bệnh thận.

Chạy thận từ thuở 20

Mới 22 tuổi nhưng Nguyễn Văn Tú ở huyện Đông Anh, TP Hà Nội đã có "thâm niên" hơn 3 năm chạy thận tại Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Tú cho biết đã phát hiện bị suy thận trong một lần đi khám bệnh vì thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thèm ngủ, người bị phù. Chỉ ít ngày sau, cuộc sống của chàng thanh niên chưa đầy 20 tuổi đã phải gắn chặt với máy chạy thận.

"Có bệnh, em phải ăn uống kiêng khem hơn, không còn dễ dãi với sức khỏe như trước. Ba năm nay, em cũng không làm được việc gì ngoài một tuần 3 lần đi hơn 30 km đến BV chạy thận" - Tú cho biết.

Hoàn cảnh của ông Mai Ngọc Tiếp - 43 tuổi, quê Lạng Sơn - cũng thật éo le. Từng là trụ cột gia đình nhưng hơn 10 năm nay, ông gần như không thể động tay đến việc nhà. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều do vợ lo toan. Từ khi ông Tiếp bệnh, vợ con phải xuống Hà Nội buôn bán, làm thuê để tiện cho ông chạy thận 3 lần/tuần ở BV Bạch Mai. Trước đó, ông bị chẩn đoán suy thận do bệnh lý viêm cầu thận.

Trường hợp khác là chị P.H.A - 34 tuổi, ở Hải Phòng - phải sống nhờ máy chạy thận gần 1 năm nay do tự ý mua thuốc từ quảng cáo trên mạng. A. cho biết sau khi sinh con thứ 2, thấy cân nặng "quá khổ" nên chị lên mạng mua thuốc giảm béo để uống. Biến chứng do thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc khiến chị bị suy thận cấp không hồi phục, buộc phải chạy thận để duy trì cuộc sống.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa thận nhân tạo BV Bạch Mai, hiện có khoảng 5 triệu người Việt bị suy thận và mỗi năm tăng thêm gần 8.000 ca bệnh mới. Số người mắc căn bệnh này có xu hướng tăng lên. Thông thường, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, viêm cầu thận, thận đa nang… là nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mạn tính nhưng mới đây, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo về mối liên quan giữa 2 bệnh lý béo phì và thận. Trước đây, chỉ khoảng 4%-6% suy thận do đái tháo đường thì nay tỉ lệ này lên đến 20%.

Ngoài ra, tình trạng nhiễm độc do thuốc - trong đó có thói quen tùy tiện dùng thuốc, sử dụng đông dược trộn tân dược... - cũng là nguyên nhân gây suy thận. Bởi lẽ, thực tế hầu hết thuốc được thải trừ qua thận. Ước tính, đến nay, cả nước có khoảng 26.000 người mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối.

Bệnh nhân suy thận ngày càng trẻ - Ảnh 1.

Nhiều bệnh nhân bị suy thận mạn tính phải chạy thận khi mới ở tuổi đôi mươi. Trong ảnh: Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

"Kẻ giết người thầm lặng"

Theo giới chuyên môn, bệnh thận mạn tính là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Nghĩa là thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây hại cho người bệnh. Bệnh thận mạn tính thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.

Suy thận được chia làm nhiều giai đoạn. Ở các giai đoạn sớm như 1, 2, 3 (A), nếu điều trị tốt sẽ kéo dài thời gian bảo tồn thận, chưa phải chạy thận. Tuy nhiên, ở giai đoạn 4, bắt buộc người bệnh suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

PGS-TS Phạm Văn Bùi, Chủ tịch Hội Lọc máu TP HCM, cho biết bệnh thận mạn tính rất thường gặp, cứ 10 người có 1 người mắc phải. Đây là bệnh không thể chữa khỏi và bệnh nhân cần được chăm sóc suốt đời. Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng lưu ý bệnh thận mạn tính được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng" bởi nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã bị suy thận ở giai đoạn cuối. Người mắc bệnh nếu muốn kéo dài thời gian sống phải chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, sau thời gian dài phụ thuộc vào máy chạy thận cũng khiến sức khỏe giảm sút, nhiều người không thể lao động nữa.

Bác sĩ Dũng cho biết rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tăng huyết áp và tiểu đường type 2 là nguyên nhân của 2/3 tổng số các ca suy thận, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối. Béo phì có thể gây tổn hại đến chức năng thận trước khi tiểu đường và tăng huyết áp tác động tiêu cực lên thận và là nguyên nhân chính gây ra bệnh về thận.

"Cách đây 10 năm, tỉ lệ bệnh nhân suy thận phải chạy thận nhân tạo do đái tháo đường (liên quan nhiều đến thừa cân, béo phì) chỉ khoảng 8% nhưng nay đã tăng lên 14%. Do đó, những người ở trường hợp này cần cải thiện sức khỏe bằng cách giảm cân, nếu không thì nguy cơ bị suy thận mạn dẫn đến chạy thận sẽ rất cao" - bác sĩ Dũng cảnh báo.

Không tùy tiện uống thuốc

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, để phòng bệnh thận, cần kiểm soát đường huyết, huyết áp, cân nặng; dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; kiểm tra chức năng thận nếu có yếu tố nguy cơ… Ngoài ra, những người mắc các bệnh như đái tháo đường, gút, tăng huyết áp... thì cần chú ý tránh để biến chứng sang suy thận.

Bệnh nhân bị suy thận không nên tự ý dùng các loại thuốc bắc, thuốc nam vì chứa nhiều kali, dẫn đến tăng kali máu. Chỉ cần nồng độ kali từ trên 5 mmol/lít là đã nguy hiểm, gây rối loạn nhịp tim, ngưng tim, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo