xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh sốt rét "nhập khẩu" từ Châu Phi, dấu hiệu nào để nhận biết?

N.Dung

(NLĐO) - Với nhiều trường hợp bị sốt rét ác tính được phát hiện vừa qua, giới chuyên môn khuyến cáo công nhân, người lao động làm việc tại Angola cần lưu ý yếu tố dịch tễ, khai báo với cơ quan y tế hoặc đi xét nghiệm.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn TP HCM ghi nhận 5 trường hợp sốt rét, trong đó có 2 trường hợp sốt rét ác tính đã được phát hiện, điều trị mới đây. Tại Hà Nội, cách đây ít ngày Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai Trung cũng điều trị cho 2 bệnh nhân sốt rét sau khi trở về nước từ Angola.

Theo PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai bệnh nhân nam (38 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) từ Angola về nước được 1 tuần. Trước đó, bệnh nhân làm việc và sinh sống tại Angola đã được 12 năm.

5 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, rét run, kèm đau đầu nhiều khi sốt. Tình trạng sốt tập trung chủ yếu vào buổi chiều, ngày thường có 2 cơn sốt, kèm tiểu buốt, đại tiện phân lỏng.

Bệnh sốt rét nhập khẩu từ Châu Phi, dấu hiệu nào để biết? - Ảnh 1.

Bệnh nhân bị sốt rét đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai- Ảnh: Mai Thanh

Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế gần nhà nhưng không phát hiện ra bệnh nên đã đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh trong tình trạng nặng, sau đó được chuyển tới Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khai thác yếu tố dịch tễ bệnh nhân có đi Angola về kết hợp xét nghiệm máu bác sĩ phát hiện ra ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong máu.

Bệnh nhân thứ 2 là một sản phụ 32 tuổi, mang thai tháng thứ 6, quê ở Hà Nội, có đi lao động tại Angola được 8 năm và đã từng bị sốt rét vào năm 2021, đợt này mới trở về từ Angola được 1 tuần.

Trước khi vào viện 3 ngày bệnh nhân xuất hiện sốt cao rét run thành cơn, chủ yếu sốt về chiều tối. Sau cơn sốt vã mồ hôi nhiều, kèm nôn, buồn nôn, đau đầu nhiều. Bệnh nhân đến khám tại phòng khám tư, sau đó được đưa vào Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng Trung ương làm xét nghiệm và được chẩn đoán là sốt rét.

Do có thai và kèm bệnh lý hạ tiểu cầu cần theo dõi nên bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai để theo dõi và điều trị.

PGS Đỗ Duy Cường trong những năm vừa qua, bệnh sốt rét ở Việt Nam được kiểm soát khá thành công. Sở dĩ như vậy là Việt Nam có chương trình phòng chống sốt rét hiệu quả ở các địa phương cũng như có đầy đủ thuốc sốt rét để điều trị nên tỉ lệ mắc và tử vong do sốt rét giảm nhiều, chỉ còn ở một số tỉnh ở Tây Nguyên và phía Nam.

Tuy nhiên, thời gian gần đây có nhiều bệnh nhân sốt rét do đi từ Châu Phi về, nên được gọi là sốt rét "nhập khẩu". Nguyên nhân là do giao thương, đi lại nhiều, sau một thời gian dịch bệnh, việc khôi phục lại các đường bay cho người Việt Nam đi lao động, công tác tại Châu Phi, đặc biệt là Angola trở về nước gia tăng.

Ghi nhận tại cơ sở điều trị cho thấy các bệnh nhân sốt rét nhập viện và điều trị trong các năm qua là những trường hợp đi công tác tại vùng có sốt rét lưu hành ở Tây Nguyên hoặc đi công tác tại các nước châu Phi.

Bệnh sốt rét nhập khẩu từ Châu Phi, dấu hiệu nào để biết? - Ảnh 2.

Người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ

Để hạn chế nguy cơ bùng phát dịch, PGS Cường khuyến cáo, người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng sốt rét hay không và cần khai báo y tế với cơ quan chức năng.

Do các triệu chứng sốt rét không điển hình rầm rộ, dễ gây nhầm với các bệnh khác như cảm cúm, Covid-19, sốt xuất huyết, hay nhiễm trùng tiết niệu… Vì vậy khi có biểu hiện sốt cần đi khám để tránh nhầm lẫn và bỏ sót. "Cả 2 bệnh nhân hiện đang điều trị tại Trung tâm bị sốt ngay sau khi về Việt Nam nhưng y tế ở địa phương không phát hiện ra, không để ý yếu tố dịch tễ là đi từ Châu Phi về nên dễ bỏ sót"- PGS Cường lưu ý.

Với các trường hợp công nhân, người lao động làm việc tại Angola về thì phải lưu ý yếu tố dịch tễ, cần khai báo với cơ quan y tế hoặc đi xét nghiệm bởi sốt rét có thể trở thành sốt rét ác tính và nguy hiểm đến tính mạng.

PGS Cường cho biết Bệnh viện Bạch Mai đã gặp nhiều trường hợp sốt rét trở thành ác tính với triệu chứng sốt cao liên tục, có thể đi vào hôn mê sau 3-5 ngày, nguy hiểm đến tính mạng. Kèm theo hôn mê là suy đa phủ tạng (gan, thận, phổi,..) hoặc thiếu máu, co giật, hạ đường huyết. 

Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, đúng thuốc và thuốc tốt thì các chức năng sẽ dần hồi phục. Các thuốc sốt rét hiện nay có sẵn (Artesunate, Arterakin) được Bộ Y tế cung cấp theo chương trình.

Tại TP HCM, sau một số ca sốt rét “nhập khẩu” Sở Y tế TP HCM đã yêu cầu tất cả các cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận một trường hợp có sốt cần chú ý khai thác yếu tố tiền sử đi lại của bệnh nhân. Đồng thời, khuyến cáo khi bệnh nhân đi từ các vùng có sốt rét lưu hành về cần nghĩ ngay đến bệnh sốt rét và tiến hành xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét (test nhanh hoặc nhuộm lame máu) để kịp thời điều trị, ngăn ngừa biến chứng nặng và tử vong.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo