xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bí quyết chăm sóc trẻ trong 1.000 ngày đầu đời

Ng.Thuận

(NLĐO) - 1.000 ngày đầu đời của trẻ được xem là khoảng thời gian vàng, quyết định sự phát triển của trẻ sau này. Một chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp sẽ là nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Ngày 3-1, tại Toạ đàm “Thấu hiểu cơ thể con để nuôi con cao lớn hơn”, bác sĩ Phạm Diệp Thuỳ Dương, Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết mỗi đứa trẻ là một cá thể đặc biệt nên các yếu tố về gen di truyền, dinh dưỡng, giáo dục, gia đình sẽ ảnh hưởng lên quá trình hình thành nhân cách và phát triển của trẻ một cách khác nhau.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ y sinh, xét nghiệm gen là một công cụ giúp phụ huynh hiểu con một cách chính xác và khoa học, từ đó tự tin hơn trong quá trình nuôi con đặc biệt là 1.000 ngày đầu đời. Ví dụ, dị ứng đạm sữa là dị ứng phổ biến ở trẻ nhỏ, liên quan đến sự thay đổi của các gen TLR1, TLR6, IL10. Trẻ có thể không ăn được thực phẩm làm từ sữa bò, chẳng hạn sữa, sữa chua, kem, bơ hoặc dị ứng với các loại sữa khác như sữa cừu, dê... khi biết trước con mình có gen dễ dị ứng, mẹ có thể chủ động hơn trong quá trình cho con bú sữa, ăn dặm.

Trong khi đó, bác sĩ Trần Văn Công, Phòng khám nhi Sunshine chia sẻ sau khoảng thời gian bú sữa mẹ, bé sẽ bắt đầu đến giai đoạn ăn dặm. Lựa chọn thời gian ăn dặm ở tháng thứ bao nhiêu sẽ phụ vào kỹ năng lúc đó của trẻ, trẻ có thể tự ngồi được, hoặc ngồi có ba mẹ đỡ, cổ đã cứng, lưỡi có dấu hiệu muốn ăn thì mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Thời gian tốt nhất là 4-6 tháng, bắt đầu muộn không quá 8 tháng.

Bí quyết chăm sóc trẻ trong 1.000 ngày đầu đời - Ảnh 2.

Bác sĩ Phạm Diệp Thuỳ Dương, Bệnh viện Nhi Đồng 2 và bác sĩ Trần Văn Công, Phòng khám nhi Sunshine chia sẻ tại buổi lễ

Trong quá trình tập cho bé ăn dặm, phụ huynh nên chuyển từ từ, không ép trẻ ăn nhiều. Bác sĩ Công chỉ ra một sai lầm mà rất nhiều phụ huynh gặp phải khi cho trẻ ăn dặm là ép trẻ ăn quá nhiều, lạm dụng thuốc bổ. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì, cùng nhiều bệnh lý khác. 

"Nếu phụ huynh cho trẻ đi xét nghiệm gen phát hiện những tính trạng khác biệt như nhạy cảm vị đắng, dị ứng đạm sữa… phụ huynh không cần tránh các loại thực phẩm đó hoàn toàn vì sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Thay vào đó, khi biết con nhạy cảm với vị đắng, phụ huynh có thể cho con ăn dặm với vị ngọt trước, rồi đến vị đắng sau, theo cấp độ đắng từ ít đến nhiều" - bác sĩ Công nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo