xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bồi thường tai biến sau tiêm chủng cho 5 trường hợp

D.Thu

(NLĐO)- 5 ca phản ứng nặng sau tiêm chủng đã được bồi thường sau khi Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.

Bồi thường tai biến sau tiêm chủng cho 5 trường hợp - Ảnh 1.

Trước khi tiêm chủng, các bà mẹ đều được tư vấn về nguy cơ phản ứng quá mẫn của trẻ với vắc-xin

5 ca phản ứng nặng sau tiêm được bồi thường ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hải Dương, Tuyên Quang và Nghệ An. Kinh phí bồi thường tai biến tiêm chủng chiếm khoảng 0,1% tổng kinh phí cho tiêm chủng mở rộng (khoảng 300 tỉ đồng).

Theo GS-TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Giám đốc dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, năm 2017, hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng đã ghi nhận 27 ca tai biến nặng tại 9 tỉnh, thành phố, trong số này có 5 trường hợp do vắc-xin BCG (phòng lao); 6 trường hợp sau tiêm viêm gan B; 2 trường hợp sau tiêm BCG và viêm gan B); 1 trường hợp sau tiêm Quinvaxem; 8 trường hợp sau tiêm Quinvaxem và vắc-xin phòng bại liệt; 1 trường hợp sau tiêm Quinvaxem, BCG và vắc xin bại liệt. Ngoài ra, có 3 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin uốn ván và 1 trường hợp sau tiêm vắc-xin viêm não.

Trong đó có 4 ca phản ứng do trùng hợp ngẫu nhiên, 14 ca không rõ nguyên nhân, 9 ca liên quan đến phản ứng của vắc-xin (như phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ...). Giám sát cho thấy 10 trường hợp tai biến có liên quan đến vắc-xin Quinvaxem.

Năm 2016, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Theo nghị định trên, nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

Theo đó, trường hợp được bồi thường gồm: người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng gây khuyết tật; người tiêm chủng bị tử vong. Trường hợp tai biến do tiêm chủng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút.

Với trường hợp người tiêm chủng bị thiệt hại đến tính mạng, mức hỗ trợ gồm: các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trước khi tử vong; chi phí mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở; chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100 triệu đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại và các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định. Các trường hợp bị tai biến sau tiêm chủng sẽ có hội đồng xác định nguyên nhân gây phản ứng sau tiêm; hội đồng bồi thường phản ứng sau tiêm để xem xét các yếu tố cần được bồi thường.

Kinh phí bồi thường tai biến sau tiêm chủng từ nguồn ngân sách và cơ quan y tế đứng ra giải quyết. Nếu nguyên nhân gây phản ứng, tai biến tiêm chủng do lỗi sai sót của nhân viên y tế thì cá nhân đó phải bồi hoàn lại; còn nếu nguyên nhân do vắc-xin thì nhà sản xuất, cung ứng phải chịu trách nhiệm và bồi hoàn lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo