xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Buồn bực, căng thẳng làm bộc phát bệnh vẩy nến

Phan Sơn

Nguyên nhân của bệnh chưa được làm rõ: Cách đây 3 tháng, chị N.T.H, 40 tuổi, ngụ tại quận 5 vào Bệnh viện (BV) Da Liễu vì chứng đỏ da tróc vẩy rải rác toàn thân kèm đau khớp. Trước đó bệnh nhân chữa trị nhiều nơi, bệnh khỏi, nhưng lại tái phát nhiều lần. Đáng ghi nhận là những đợt tái phát này luôn xảy ra sau các biến cố quan trọng trong cuộc sống của bệnh nhân: nhà cửa bị cầm cố vì làm ăn thua lỗ, con cái người bị nhà trường đuổi học, kẻ qua đời vì tai nạn giao thông.

Bác sĩ Lý Hữu Đức cho biết đây là một ca điển hình của bệnh vẩy nến có liên quan đến yếu tố tâm lý gia đình-xã hội.

Theo bác sĩ Đức, vẩy nến là một bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch, đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân và còn được tiếp tục nghiên cứu. Bệnh biểu hiện dưới dạng sang thương sẩn đỏ, đóng vẩy khô dày, trắng đục, bong tróc giống như sáp đèn cầy, xuất hiện nhiều ở vùng rìa chân tóc, da đầu, khuỷu tay, gối, hông, lưng. Bệnh thường không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân vì tái phát nhiều lần.

Bệnh dai dẳng, khó trị

Qua 106 trường hợp vẩy nến đến khám tại BV Da Liễu trong năm qua, các tác giả ghi nhận lứa tuổi trung niên (30-39 tuổi) bị nhiều nhất: 31,6%, nam nhiều hơn nữ: 76,4% và có đến 83% trường hợp bệnh nhân có thói quen hút thuốc, uống rượu. Bệnh cũng liên quan  đến yếu tố di truyền vì theo y văn, 30% bệnh nhân vẩy nến có người thân mắc bệnh. Nếu cha hay mẹ mắc bệnh thì con cái có 25% nguy cơ mắc bệnh, nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi. Nhưng đáng nói nhất là theo nghiên cứu này, có đến 57,8% những đợt bộc phát có liên quan đến yếu tố stress (học hành căng thẳng, bị lường gạt, mất việc làm, kinh tế thất bát, trục trặc chuyện tình cảm...).

Kết quả trên được củng cố bởi một phát hiện mới đây của bác sĩ Donal G. Fortune (Đại học Manchester – Anh) công bố trên tạp chí Archives of Dermatology số tháng 7-2003, theo đó, những bệnh nhân vẩy nến lo lắng quá độ sẽ đáp ứng rất chậm đối với liệu pháp ánh sáng. Nghiên cứu trên 112 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc nhạy cảm ánh sáng psoralen và tiếp xúc với tia cực tím, ông nhận thấy những ai quá lo lắng trong cuộc sống sẽ mất gấp đôi thời gian để chữa trị so với người ít lo lắng. 

Đáng lưu ý là bản thân bệnh vẩy nến với những khó chịu do nó gây ra cũng là một nguyên nhân gây stress. Ngược lại, stress làm cho bệnh nặng thêm. Theo bác sĩ Lý Hữu Đức, bệnh nhân nên hiểu điều này và cần hợp tác tốt với bác sĩ, nhất là trong “liệu pháp tâm lý”. Vẩy nến là bệnh khó trị dứt, vì thế bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần để sống chung với nó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo