xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chấn chỉnh giá khám chữa bệnh

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Nhiều bệnh viện công lập tự áp giá khám chữa bệnh dịch vụ cao ngất ngưởng trong khi chất lượng không bảo đảm. Sắp tới đây, thông tư mới sẽ chấn chỉnh tình trạng này

Bộ Y tế đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư quy định tổ chức hoạt động và giá dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) theo yêu cầu của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập nhằm siết chặt các điều kiện và viện phí của dịch vụ này, tránh mỗi nơi một giá.

Áp giá trần dịch vụ

Trong dự thảo này, Bộ Y tế quy định giá thu dịch vụ KCB theo yêu cầu tại Hà Nội và TP HCM tối đa 300.000 đồng/lần khám; tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ tối đa 250.000 đồng/lần khám. Các các tỉnh, thành còn lại tối đa 200.000 đồng/lần khám. Ở các cơ sở chất lượng cao, mức thu tối đa không quá 2 lần mức nêu trên.

Giá giường bệnh (tính theo đầu giường mỗi ngày) của phòng điều trị theo yêu cầu được quy định ở mức 3 triệu đồng đối với phòng đặc biệt, từ 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng đối với phòng 1 giường đến loại III và 600.000 đồng đối với phòng 4 giường. Mức giá tương ứng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ lần lượt là: 1,8 triệu đồng, từ 600.000 - 900.000 đồng, 450.000 đồng; các tỉnh còn lại lần lượt là: 1,2 triệu đồng, từ 400.000-600.000 đồng, 300.000 đồng.

Chấn chỉnh giá khám chữa bệnh - Ảnh 1.

Nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu trong nhân dân ngày càng cao

Dự thảo cũng quy định diện tích phòng dịch vụ phải rộng từ 12 m2 (loại đặc biệt với 1 giường bệnh) đến 28 m2 (loại III với 4 giường/phòng). Phòng phải có các thiết bị y tế như: giường bệnh cấp cứu, tủ đầu giường, bàn đỡ trên giường bệnh, máy thở, monitor (màn hình), ôxy đầu giường, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, hệ thống báo gọi y tế. Phòng điều trị theo yêu cầu cũng phải kèm theo các thiết bị sinh hoạt như: tivi, tủ lạnh, máy lạnh, bình đun nước uống và ấm chén, bàn ghế ngồi cho người nhà, điện thoại - internet, chăn drap nệm, quạt cây (quạt trần). Đặc biệt, tại các phòng bệnh yêu cầu có 1 bác sĩ/4 giường bệnh và 1 điều dưỡng/giường bệnh phục vụ 24/24 giờ.

Quá trình lấy ý kiến cho dự thảo, một số bệnh viện (BV) công lập cho rằng không nên quy định mức giá như vậy mà để BV tự chủ theo kiểu "tiền nào của nấy". Tuy nhiên, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Y tế, cho rằng đã là BV công thì không thể muốn định giá thế nào thì định giá. "Bộ sẽ đưa ra các điều kiện sát với tình hình thực tế, giá thực tế. Bộ đang xây dựng giá trần cho các dịch vụ này, nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ phải tương xứng với chất lượng" - ông Liên nhấn mạnh.

Chặn "làm giá"

Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay chỉ tính riêng tiền KCB dịch vụ ở nhiều BV công có giá chênh lệch rất lớn, dao động từ 100.000 - 690.000 đồng/lượt khám. Giá dịch vụ mổ sớm tại các BV cũng vô chừng, từ 5 - 15 triệu đồng/ca.

Không ít người nhà bệnh nhân phàn nàn việc tiền công khám ngoài giờ quá cao, trong khi dịch vụ cung cấp lại không tương xứng. Chẳng hạn như ở BV Nhi trung ương, giá một lần khám chuyên khoa không hẹn trước áp dụng hiện nay là 680.000 đồng; giá khám cấp cứu, khám đa khoa không hẹn trước, khám chuyên khoa có hẹn trước là 580.000 đồng, tái khám chuyên khoa giá 390.000 đồng… Mức giá KCB theo yêu cầu của BV công này bị cho là cao hơn cả BV tư nhân.

Tại BV Bạch Mai, Bộ Y tế mới đây chỉ đạo chấn chỉnh việc thu phí KCB tại Khoa Thần kinh, sau khi tiếp nhận phản ánh của 1 bệnh nhân cho biết giá phòng dịch vụ 3 giường áp dụng lên đến 1,2 triệu đồng/ngày, tương đương giá phòng khách sạn 3 sao trong khi phòng ẩm mốc, máy điều hòa hỏng. Ngay sau đó, BV Bạch Mai đã xin lỗi bệnh nhân và dừng thu phí ở phòng bệnh này.

Để tránh tình trạng lợi dụng "làm giá" trong khi chất lượng giường, phòng điều trị theo yêu cầu không bảo đảm, ông Nguyễn Nam Liên nói dự thảo thông tư mới đưa ra các quy định cụ thể. Theo đó, BV phải xây khu khám và điều trị dịch vụ tách riêng khỏi khu khám bệnh bình thường, khám BHYT; không được lấy giường bệnh nằm trong chỉ tiêu của BV ra làm giường dịch vụ. Còn nếu BV có trên 10% số giường bệnh trở lên phải nằm ghép 2 người/giường thì không được tổ chức các phòng bệnh theo yêu cầu tại khoa điều trị. 

Bệnh viện công chưa minh bạch

TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, cho rằng dịch vụ yêu cầu trong BV còn nhiều điểm chưa minh bạch. Chẳng hạn, trong khi BV sử dụng nhân lực công, diện tích công, thời gian công, trang thiết bị do nhà nước đầu tư nhưng lại thu giá cao, thậm chí cao hơn các BV tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế, nếu không minh bạch dịch vụ trong BV công thì không những làm mất công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế của người dân mà còn dễ nảy sinh tiêu cực. Ông Tuấn đề xuất với các dịch vụ yêu cầu trong BV công, cần có quy định để bảo vệ quyền lợi cho người bệnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo