xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyên gia lên tiếng việc bác sĩ truyền bia để giải độc rượu

D.Thu

(NLĐO)- Nhiều người bất ngờ trước thông tin bác sĩ dùng gần 5 lít bia truyền để cứu sống nam bệnh nhân bị ngộ độc rượu. Tuy nhiên. theo hướng dẫn xử trí ngộ độc của Bộ Y tế cho phép dùng rượu bia có ethanol để giải độc cho người ngộ độc rượu.

Chuyên gia lên tiếng việc bác sĩ truyền bia để giải độc rượu - Ảnh 1.

Bệnh nhân ngộ độc rượu được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai

Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế ngày 10-1 cho biết theo quy định số 3610/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thuốc giải độc đặc hiệu ethanol và fomepizole (4-methylpyrazole) có tác dụng ngăn cản việc methanol chuyển hóa thành các chất độc (axit formic và format), methanol tự do sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận hoặc lọc máu. Khi ngừng các thuốc này hoặc dùng không đủ và bệnh nhân không được lọc máu, methanol tiếp tục được chuyển hóa và gây độc. 

Trong khi đó, tại tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (ban hành kèm theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT của bộ trưởng Bộ Y tế, ethanol nên được dùng ở các bệnh nhân sẽ và đang được lọc máu liên tục hoặc trong thời gian chờ đợi lọc máu thẩm tách để ngăn chặn quá trình chuyển hóa gây độc tiếp diễn của methanol trong khi chưa được loại bỏ khỏi cơ thể.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách dùng ethanol đường uống bằng cách, dùng loại rượu uống, sản phẩm đảm bảo an toàn và có ghi rõ độ cồn (%), pha loãng thành rượu có nồng độ 20% (1 ml chứa 0,16 g ethanol). Sau đó, có thể cho người ngộ độc ethanol uống hoặc truyền nhỏ giọt qua sonde dạ dày.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết lâu nay việc truyền bia để giải độc rượu có thể xem như một phương pháp chữa trị. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyên, phương pháp này chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế, do chính các bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Việc lựa chọn phương pháp giải độc còn phải căn cứ vào nồng độ methanol gây ngộ độc trong cơ thể bệnh nhân. Vì vậy, người dân tuyệt đối không tự ý dùng bia để giải độc sau khi uống rượu.

Trước đó, ngày 25-12, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, đã dùng 15 lon bia (tương đương 5 lít bia) để truyền vào cơ thể bệnh nhân ngộ độc rượu ethannol và đã cứu sống bệnh nhân này.

Bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, giải thích rượu có 2 loại cơ bản là etylic và metylic (methanol). Khi đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa etylic trước, sau đó đến metylic. Trong đó, etylic được chuyển hóa sẽ không gây ngộ độc nhưng metylic được chuyển hóa thành andehit formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao. 

Trong bia có etylic, vì vậy để ngăn chặn quá trình chuyển hóa metylic, đội ngũ y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã truyền bia cho bệnh nhân. Khi truyền bia cho bệnh nhân Nhật, gan sẽ ưu tiên chuyển hóa etylic, ngưng chuyển hóa metylic, điều đó giúp có đủ thời gian để lọc máu. Hơn nữa, metylic ở lâu trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm độc tố trong cơ thể, đó là cơ sở để cứu sống bệnh nhân. 

Như vậy, ở đây, các bác sĩ đã sáng tạo dùng bia để truyền thay cho việc pha loãng rượu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo