xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơn đau do… "chi ma"

Anh Thư

Mất bàn chân và một phần cẳng chân trái do tai nạn, dù đã hồi phục sau nhiều tháng và đi lại được nhờ chân giả nhưng anh Ng.H.A (32 tuổi; ngụ quận 4, TP HCM) vẫn phải chịu cảm giác đau đớn khó hiểu ở chính… phần chi đã mất.

 "Tôi thấy nhức nhối nhiều nhất ở vùng các ngón chân, nhiều hôm nửa đêm đau và ngứa ran, chịu không nổi, giật mình thức dậy mới nhớ ra phần cơ thể đó không còn. Thế nhưng, cảm giác đau râm ran vẫn tồn tại mà không cách gì giải quyết" - anh kể với bác sĩ (BS) chấn thương chỉnh hình khi đi khám.

Cơn đau kỳ lạ như anh A. vẫn xảy đến với một số người sau phẫu thuật đoạn chi, tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại tạo ra những rắc rối khủng khiếp cho người bệnh. Không những tuyệt vọng vì không biết giải quyết cơn đau ra sao, họ còn gặp phải sự không thông cảm từ phía người thân. "Mất rồi, làm sao mà đau được" là câu nói của người thân mà họ thường phải đối diện.

N.T.L, một cô gái 17 tuổi, sau khi mất vài ngón tay do tai nạn cũng gặp những cơn đau buốt nơi các đầu ngón tay không hề tồn tại. Cha mẹ L. cuối cùng phải đưa cô đến một phòng khám tâm thần ở gần nhà điều trị vì cho rằng con mình "điên", bị khủng hoảng vì những ngón tay đã mất. Tuy thấy lý do "bị" đưa đến BS tâm thần không đúng lắm vì mình hoàn toàn tỉnh táo, cô vẫn nói với BS: "Con biết mình đau như vậy là rất vô lý nhưng cơn đau đó là hoàn toàn có thực". May mắn, chính vị BS này lại là người có thể giúp cô loại bỏ cơn đau.

BS Lâm Hiếu Minh, Trưởng Khoa Sức khỏe tâm trí Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cho biết hiện tượng này được gọi là đau do "chi ma" - tức cơn đau ở phần chi đã không còn tồn tại, gặp ở một số trường hợp sau đoạn chi. Cho dù đa phần người bệnh nhận thức được cảm giác đau này có vẻ hết sức vô lý nhưng họ cũng không có cách nào thoát khỏi cảm giác đó.

Theo BS Minh, việc thân nhân cố khuyên giải, trách mắng, yêu cầu người bệnh ngưng than vãn là điều không nên. "Quan trọng là hệ thần kinh vẫn không chấp nhận phần chi đó đã mất cho dù người bệnh nhận thức rõ ràng rằng nó đã mất" - ông lý giải. Vì thế, cơn đau này chỉ có thể được giải quyết khi người bệnh được đưa đến BS chuyên khoa tâm lý - tâm thần chứ khó lòng tự khắc phục. Các biện pháp can thiệp như điều trị bằng thuốc, tâm lý lâm sàng sẽ giúp hệ thần kinh từ từ buông bỏ được phần cơ thể đã mất, từ đó chấm dứt được cảm giác đau đớn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo