xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Dấu chứng” báo hiệu cần chỉnh răng

Bài - ảnh: Th-BS Nguyễn Quốc Dũng

(NLĐO) - Sáng nay, 1-6-2009, với kinh nghiệm của nhiều năm thực hiện chỉnh hình răng cho trẻ em, Khoa Răng Hàm Mặt - BV Nhi Đồng 1 chính thức khai trương phòng Chỉnh hình răng mặt (CHRM). Đây sẽ là "món quà" thiết thực nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay dành cho những phụ huynh quan tâm đến vấn đề chỉnh hình và giúp cho các em thiếu nhi có những hàm răng xinh, nụ cười đẹp.

Riêng NLĐO sẽ dành tặng một "món quà" đặc biệt đến các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi. Đó là bài viết của Th.S – BS Nguyễn Quốc Dũng, Phó khoa Răng Hàm Mặt – BV Nhi Đồng 1, giải đáp những thắc mắc về việc làm thế nào nhận biết trẻ cần chỉnh hình răng mặt (?) đã được nhiều bạn đọc đặt ra sau khi NLĐO đăng tư vấn “Lơ là răng sữa, phải “chữa” nụ cười”. Mời bạn đọc tham khảo bài viết này.

img
Bệnh nhi đầu tiên được CHRM sau khi phòng CHRM được khai trương. BS Nguyễn văn Đẩu, Trưởng khoa RHM (người đeo kính) cho biết phòng CHRM có
3 bác sĩ chỉnh nha và 2 ghế nha, thực hiện tất cả trường hợp lệch lạc răng miệng thường gặp


Liên quan đến vấn đề CHRM, điều cần biết trước tiên là cần biết rõ quan niệm đúng về hàm răng đẹp. Đó không chỉ là hàm răng có các răng mọc đúng vị trí trên cung hàm mà các răng còn phải có hình dáng bình thường và khớp cắn đúng.


Để sớm phát hiện những vấn đề về răng miệng, nhất là những lệch lạc về răng và hàm ở con trẻ, từ khi bé mọc răng, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt khám định kỳ, tốt nhất là mỗi sáu tháng một lần, để được kiểm tra răng miệng, và được hướng dẫn cách chăm sóc, giữ gìn răng với từng trường hợp cụ thể. Khi phát hiện có vấn đề, bác sĩ sẽ đề nghị hoặc chuyển trẻ đến khám với bác sĩ có chuyên môn về chỉnh hình răng mặt (CHRM). 


Bác sĩ chuyên CHRM  sẽ xác định loại hình và mức độ lệch  lạc răng hàm hoặc chẩn đoán trước những nguy cơ sai hình hàm mặt trong tương lai. Nếu nhận thấy trẻ cần được can thiệp sớm, bác sĩ sẽ tư vấn và sẽ quyết định thời điểm điều trị.


Trong thực tế, đã có không ít trường hợp cần thực hiện chỉnh hình răng miệng sớm, không cần phải chờ đến khi rụng hết răng sữa vì đến khi đó, sự lệch lạc răng sẽ trầm trọng hơn.


“Dấu chứng” cần được CHRM sớm


 Những trẻ có một trong những thói quen hay dấu chứng sau đây báo hiệu cần được điều trị chỉnh hình răng mặt sớm:

- Có bất thường trong sự phát triển của răng, trong quá trình mọc răng và thay răng sữa, hoặc trong quá trình phát triển và mọc răng vĩnh viễn. Ví dụ như  răng mọc không đúng hướng, bị xoay, lệch; hoặc các răng mọc chen chúc, sai vị trí; các răng xô lệch, không ngay ngắn trên cung hàm; thiếu răng bẩm sinh, răng dư hoặc dị dạng; răng sữa mất sớm, răng chậm thay; hoặc răng di chuyển do chấn thương…

- Có những thói quen gây ảnh hưởng xấu lên răng miệng, có thể gây sai lệch khớp cắn và lệch lạc về răng hàm mặt; như: mút tay, mút môi, thở bằng miệng, thường dùng răng đẩy lưỡi…


- Có những biểu hiện sai khớp cắn như hô, móm, cắn chìa, cắn sâu, cắn chéo, cắn hở..


- Sự phát triển lệch lạc hoặc không hài hòa giữa xương hàm trên và hàm dưới như cung răng và xương hàm hẹp; răng nhô ra trước hoặc răng thụt vào trong, xương hàm nhô ra trước hoặc xương hàm lùi ra sau.


Những sai khớp cắn thường gặp 


Răng bị sai khớp, sẽ gây không ít khó khăn cho việc ăn nhai, đặc biệt là động tác cắn thức ăn. Xin dẫn ra đây môt số lọai hình sai khớp điển hình thường gặp:


1. Khớp cắn ngược (móm): Hàm dưới nhô quá về phía trước hoặc hàm trên lùi quá về phía sau. Hiện tượng này xảy ra khi ở động tác cắn bình thường của bệnh nhân, răng hàm trên cắn vào bên trong răng hàm dưới.

img


2 . Hô hàm trên: Hàm trên nhô quá nhiều về phía trước, hoặc hàm dưới lùi quá về phía sau.

img


3. Khớp cắn hở: Khi cắn 2 hàm răng lại, răng hàm phía sau chạm nhau nhưng răng cửa vẫn hở. Răng trên và các răng dưới không chạm nhau.
Lưu ý: Răng đang quá trình mọc, chưa vào đúng vị trí theo chiều trên-dưới (thẳng đứng) cũng có thể hở, nhưng đấy không phải là trường hợp cần chỉnh hình.

 

img

                                                                    

4. Khớp cắn sâu: Khi cắn lại, răng hàm trên che khuất răng hàm dưới. Như hình dưới đây là trường hợp khá nặng, răng cửa hàm trên che khuất hòan tòan răng qửa hàm dưới, qua cả đường cổ răng.               
 

img

                                

 5. Răng chen chúc: Hai hàm vào đúng vị trí nhưng trên mỗi hàm, răng mọc không đều, khấp khểnh, chen chúc. Nguyên nhân do răng quá to hay xương hàm cung răng quá nhỏ không đủ chỗ để các răng sắp xếp.

img


  6. Răng thưa: Nếu mất răng một vài răng, răng quá nhỏ hoặc cung răng quá rộng, khoảng cách giữa các răng có thể thưa ra, khiến cho vẻ bề ngoài xấu, làm mất thẩm mỹ của cung răng và nụ cười.
       

img

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo