xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để dành "con giống"

NGỌC DUNG - TRỊNH THIỆP

Không chỉ người bệnh mà ngay cả người bình thường cũng đến gửi tinh trùng đơn thuần chỉ vì muốn... để dành

Mới đây, các bác sĩ (BS) Trung tâm Nam học, Bệnh viện (BV) Việt Đức (Hà Nội) đã lấy và lưu trữ tinh trùng cho nam thanh niên 26 tuổi bị ung thư tinh hoàn có chỉ định cắt bỏ một phần "của quý".

Không lo "mất giống"

Theo BS Trần Thị Hằng - Giám đốc Ngân hàng mô, BV Việt Đức - đây chỉ là một trong số hàng chục mẫu tinh trùng, tinh dịch và mô tinh hoàn của bệnh nhân được gửi vào ngân hàng mô. Trong số này có cả những mẫu tinh trùng được lấy từ bệnh nhân chết não và bệnh nhân đã tử vong. Với những trường hợp bệnh lý, việc bảo quản tinh trùng cho bệnh nhân được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nam học và hiếm muộn khi điều trị các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng lúc người bệnh chưa có con hoặc muốn sinh thêm con.

Để dành con giống - Ảnh 1.

Tinh trùng được chờ xử lý và trữ lạnh Ảnh: NGỌC DUNG

Một trong những bệnh nhân nam tương tự là anh N.H.D (32 tuổi; ngụ quận 8, TP HCM) bị quai bị biến chứng có nguy cơ teo tinh hoàn. Khi phát hiện, các BS khuyên anh nên gửi tinh trùng vào ngân hàng mô của BV. "Lúc đầu, tôi rất lo lắng, suy nghĩ rất nhiều nhưng sau khi tìm hiểu về câu chuyện của một nữ giảng viên đại học sống ở Hà Nội đã sinh 2 con trai từ tinh trùng lưu trữ sau khi người chồng qua đời đột ngột do tai nạn giao thông 4 năm, tôi thay đổi suy nghĩ và quyết định đến gặp BS để thực hiện việc lưu trữ tinh trùng tại BV Từ Dũ cách đây không lâu…" - anh D. kể.

Nên lưu trữ tinh trùng

BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam Học BV Bình Dân (TP HCM), nhận xét việc lưu trữ tinh trùng không phải là chuyện mới. Trên thế giới, việc trữ lạnh tinh trùng đã được quan tâm từ năm 1776. Nhà khoa học, sinh học người Ý Lazzaro Spallanzani đã báo cáo một trường hợp trữ lạnh tinh trùng bằng tuyết. Đến năm 1953, người phụ nữ đầu tiên thụ thai thành công với tinh trùng trữ lạnh. Việc trữ lạnh ở nhiệt độ -78 độ C đã chứng minh tinh trùng sau khi rã đông vẫn có khả năng thụ thai và mang thai tự nhiên. Phương pháp trữ lạnh tinh trùng bằng nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C được giới thiệu lần đầu vào năm 1963 và được xem là phương pháp chuẩn. Đến năm 1970 việc thành lập ngân hàng tinh trùng từ người hiến tặng tinh trùng và các cặp vợ chồng vô sinh đã trở nên phổ biến.

Theo BS Dũng, đối tượng cần thực hiện lưu trữ tinh trùng gồm bệnh nhân vô tinh bế tắc khi thực hiện phẫu thuật nối đường dẫn tinh; bệnh nhân vô tinh bế tắc khi thực hiện kỹ thuật hút tinh trùng mào tinh qua da để thực hiện thụ tinh ống nghiệm; bệnh nhân vô tinh, khi phân lập tinh trùng tinh hoàn; bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn; bệnh nhân ung thư vùng chậu (trực tràng, tiền liệt tuyến, bàng quang) hoặc bệnh nhân bị bệnh mong muốn lưu trữ tinh trùng.

BS Dũng nhận định người bình thường vẫn có thể lưu trữ được tinh trùng. Trước khi thực hiện, BS cần tư vấn cho người bệnh làm các xét nghiệm như: tinh dịch đồ, các bệnh lây qua đường tình dục; khả năng hồi phục tinh trùng khi rã đông, chi phí trữ lạnh tinh trùng; các yếu tố pháp lý khi gửi và sử dụng tinh trùng do mình gửi (không thể cho trực tiếp mà phải hiến tặng); thời gian lưu trữ không phải là vĩnh viễn mà có thời hạn.

Theo giới chuyên môn, bảo quản lạnh tinh trùng người là một kỹ thuật thường quy đã được áp dụng ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản hay các ngân hàng tinh trùng với mục đích lưu giữ tinh trùng trước khi tiến hành thụ tinh nhân tạo hoặc hiến tặng cho y học phục vụ mục đích nghiên cứu hay những cặp vợ chồng hiếm muộn mà người chồng không có tinh trùng. Bảo quản tinh trùng cũng được chỉ định cho các trường hợp có rất ít tinh trùng di động hay hoạt động sinh tinh không ổn định. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được chỉ định đối với một số trường hợp bệnh nhân ung thư trước khi điều trị hóa chất, xạ trị; một số bệnh tự miễn hay đái tháo đường; bệnh nhân bị quai bị biến chứng có nguy cơ teo tinh hoàn... ảnh hưởng đến hoạt động sinh tinh.

Tuy nhiên, theo một số bác sĩ cũng có những trường hợp đến gửi tinh trùng đơn thuần chỉ vì muốn... để dành "con giống".

BS Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, thông tin có 2 cách để lấy tinh trùng ra khỏi tinh hoàn. Nếu tinh trùng của người này còn nhiều, bác sĩ sẽ lấy ống chọc và hút ra. Nếu ít tinh trùng, BS sẽ phải bổ dọc tinh hoàn, tìm theo ống sinh tinh. Sau khi lấy được tinh trùng sẽ phải xét nghiệm và đếm tinh trùng. Nếu đủ số lượng, chất lượng, không mang bệnh tật và phù hợp để lưu trữ, người này tiếp tục thực hiện các thủ tục như đóng phí, làm giấy tờ để có thể bảo đảm tinh trùng được lưu giữ trong thời gian dài. Công đoạn cuối cùng là đưa tinh trùng vào trong ống thủy tinh y tế, bảo quản trong môi trường nitơ lỏng với nền nhiệt -196 độ C trong 3 năm. Nếu hết 3 năm tinh trùng không được sử dụng, người gửi phải đến xem có tiếp tục lưu trữ tinh trùng hay không. Nếu không, tinh trùng sẽ được tiêu hủy. 

Vô sinh ngày càng tăng, nam giới lo trữ tinh trùng

Một số nghiên cứu ở các trung tâm điều trị vô sinh tại Việt Nam cho thấy chất lượng tinh trùng của nam giới ngày càng có nhiều bất thường. Theo một nghiên cứu, tỉ lệ vô sinh chiếm trên 7,7%; vô sinh do nam chiếm gần 35%, nguyên nhân do nữ chiếm 30%, 20% do cả vợ và chồng, còn lại 15% trường hợp không rõ nguyên nhân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo