xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điều trị nghiện ma túy: Hết thuốc chữa?

Ngọc Dung

Tình trạng nghiện ma túy tổng hợp dạng amphetamine (ATS) đang gia tăng nhưng thuốc cai nghiện thay thế methadone không có tác dụng với loại ma túy này. Vậy đâu là cứu cánh cho người nghiện ma túy tổng hợp?

Trước thông tin cho rằng biện pháp cai nghiện thay thế methadone đang mất tác dụng, giới chuyên môn khẳng định phương pháp này vẫn đang thành công với người nghiện heroin.

Khó khăn điều trị ma túy tổng hợp

BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện (BV) Bạch Mai, cho biết nếu trước đây bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc do sử dụng ma túy chủ yếu là heroin thì hiện số này đang giảm dần và chuyển sang ma túy tổng hợp dạng ATS. Như trường hợp một nữ bệnh nhân 9X (ngụ TP Hà Nội) nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân, ảo giác, suy hô hấp nặng và sốt cao. Trước đó, cô này nghiện heroin nhưng được bạn tặng liều ma túy tổng hợp trong bữa tiệc sinh nhật của mình. Sau khi dùng thử, cô gái vật vã, tình trạng xấu đi và được đưa đi cấp cứu.

Điều trị nghiện ma túy: Hết thuốc chữa? - Ảnh 1.

Nhiều người nghiện ma túy đã cai nghiện thành công và hòa nhập cộng đồng nhờ được điều trị bằng methadone Ảnh: HẢI ANH

Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng các báo cáo gần đây cho thấy tỉ lệ thanh niên trẻ nghiện chất ATS tăng ở Hà Nội, TP HCM và một số thành phố lớn. "Nếu các bệnh nhân dùng heroin khi ngộ độc thường ở trạng thái hôn mê và các bác sĩ cũng dễ dàng xử lý hơn thì với ATS, nhân viên y tế rất vất vả trong việc khống chế bệnh nhân để điều trị. Vì đối tượng "đập đá" khi đã ở trạng thái "ngáo" đều bất hợp tác. Nhẹ thì chửi bới, vùng vằng, còn nặng thì kích động, đập phá, la hét, cắn xé hoặc tấn công bất cứ ai động đến mình" - BS Nguyên nói.

Từng điều trị nhiều bệnh nhân nghiện ma túy tổng hợp, BS Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia - BV Bạch Mai, cho biết người nghiện heroin thường gây án lúc đói thuốc. Người sử dụng ma túy tổng hợp gây án trong tình trạng "no thuốc" hoang tưởng, ảo giác, giết người thường không có mục đích. "Một số dân chơi biện minh rằng sử dụng ATS sẽ không gây nghiện như heroin nhưng thực tế chất này có thể khiến thần kinh bị tê liệt và không hồi phục" - BS Dũng cảnh báo.

Theo các bác sĩ tâm thần, việc sử dụng heroin và các dạng thuốc phiện chỉ gây hưng phấn trong vài giờ nhưng ma túy tổng hợp tạo hưng cảm tới 3-4 ngày. Khi đó, người sử dụng sống trong thế giới hoang tưởng, có xu hướng thích quan hệ tình dục kiểu "bầy đàn". Người nghiện ATS thường nghe có "tiếng nói" trong đầu xui khiến nên có hành vi tấn công, sát thương người khác và gây ra án mạng nghiêm trọng. Thống kê cho thấy nhóm ATS có khoảng 200 loại thuốc và ngày càng có nhiều thuốc mới trong khi đó chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp cai nghiện chủ yếu là liệu pháp điều trị tâm lý, hỗ trợ cai nghiện tại cộng đồng.

Methadone hiệu quả với người nghiện heroin

GS Chung Á, thành viên Tổ Chuyên gia Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và ma túy, nói các loại ma túy trước đây (heroin, thuốc phiện…) có nhiều biện pháp can thiệp tương đối hiệu quả như điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone nhưng tình trạng lệ thuộc vào ma túy tổng hợp thì y học vẫn đang "bó tay". Song không phải vì thế mà chúng ta ngừng nhân rộng mô hình cai nghiện bằng methadone.

Theo GS Chung Á, mô hình điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone được thực hiện từ năm 2008 cho đến nay vẫn là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp người nghiện dần từ bỏ ma túy. Các khảo sát ghi nhận methadone mang đến những thay đổi tích cực cho bản thân người nghiện và cộng đồng xã hội. "Hiện người điều trị cai nghiện bằng methadone chỉ phải trả 300.000 đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với 1 ngày dùng ma túy. Qua đó, chất lượng sống của họ được cải thiện. Vì được sử dụng theo đường uống nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C..." - GS Chung Á nhận định.

Thừa nhận thực trạng gia tăng sử dụng ma túy tổng hợp ở giới trẻ, nhưng ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cho biết hiện tỉ lệ nghiện heroin và các dạng thuốc phiện vẫn chiếm phần lớn (75%-80%) trong tổng số người sử dụng ma túy. Chính vì vậy nên mô hình cai nghiện thay thế bằng methadone vẫn đang được duy trì và nhân rộng. Tại các cơ sở điều trị cai nghiện thay thế, việc bệnh nhân được uống methadone hằng ngày đã giúp giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy, từ 100% xuống còn 16% sau 24 tháng điều trị. Bệnh nhân điều trị bằng methadone cải thiện về mặt sức khỏe, hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40,8% còn 1,34% sau 24 tháng điều trị. Tỉ lệ bệnh nhân có việc làm trước điều trị là 64,4% đã lên 76%. "Nếu không tham gia điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone, trung bình một người bệnh tiêu tốn 230.000 đồng/ngày mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm), trong khi chi phí điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/năm" - ông Cảnh phân tích. 

52.000 người đang được cai thay thế

Hiện cả nước có 220.000 người nghiện trong hồ sơ quản lý sử dụng ma túy. Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến hết tháng 6-2017, chương trình điều trị methadone đã triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố với 294 cơ sở điều trị, 185 cơ sở cấp phát thuốc và điều trị cho 52.000 bệnh nhân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo