xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gia tăng ca bệnh phong khó chẩn đoán

Ngọc Dung

Bệnh nhân phong gần đây bắt đầu có xu hướng gia tăng. Nhiều ca phát hiện tại bệnh viện với triệu chứng không điển hình, khó chẩn đoán

Các chuyên gia cho biết việc tiếp tục duy trì chương trình chống phong quốc gia góp phần phát hiện bệnh nhân sớm và điều trị kịp thời, giảm tối đa tình trạng tàn tật cho người bệnh.

Bắt đầu có xu hướng tăng

Mới đây, tại Bệnh viện Da liễu trung ương, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã trao tặng gần 3.000 vỉ thuốc phong, 20.000 viên Lampren (thuốc điều trị cho người có cơn phản ứng phong) cho chương trình phòng chống phong của Việt Nam. PGS-TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết bệnh nhân phong gần đây bắt đầu có xu hướng gia tăng. Mặc dù cuối năm 2015, toàn bộ 63 tỉnh, thành trong cả nước đã được công nhận loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì trực khuẩn phong ủ bệnh dài, triệu chứng cơ năng lúc mới biểu hiện bệnh khá mờ nhạt. "Hiện nay, số lượng bệnh nhân phong mới khoảng 100-200 ca/năm. Cả nước có 21 khu điều trị và 15 làng phong. Số bệnh nhân phong đang quản lý là 10.000 ca, số bệnh nhân tàn tật độ 2 là 18.000 ca" - PGS Thường thông tin.

PGS Thường nhấn mạnh sự hỗ trợ về thuốc điều trị của WHO rất quan trọng bởi việc bảo đảm thuốc điều trị kịp thời sẽ làm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm và tình trạng tàn tật của bệnh nhân. Điều này làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây là mấu chốt quan trọng làm nên sự thành công của chương trình phòng chống phong quốc gia. "Nhắc đến bệnh phong, nhiều người đang lãng quên căn bệnh này. Nhưng thực tế, bệnh phong đang có xu hướng quay trở lại trong khi các tỉnh, thành của chúng ta đã được công nhận loại trừ căn bệnh này từ năm 2015" - ông lo ngại.

Gia tăng ca bệnh phong khó chẩn đoán - Ảnh 1.

Thăm khám bệnh nhân phong tại Bệnh viện Da liễu trung ươngẢnh: Bích Diệp

Mối lo về căn bệnh đang dần bị lãng quên

Lý giải sự quay trở lại của bệnh phong, dù 63 tỉnh, thành trong cả nước đã được công nhận loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam, PGS Thường cho biết trực khuẩn phong ủ bệnh dài (có thể lên tới 20 năm), triệu chứng cơ năng lúc mới biểu hiện bệnh khá mờ nhạt. Vì thế, để tiến tới loại trừ được bệnh phong, chúng ta cần phải có khoảng thời gian rất dài và cần các hoạt động tích cực như đào tạo, truyền thông để bệnh phong không bị lãng quên. Gần 20 bệnh nhân phong mới được phát hiện tại Bệnh viện Da liễu trung ương đều là những trường hợp triệu chứng không điển hình và khó chẩn đoán nếu không có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu.

Để đạt được mục tiêu này thì vai trò của chương trình chống phong quốc gia đóng vai trò chủ đạo. Việc tiếp tục duy trì chương trình chống phong quốc gia là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Điều này giúp kết nối hệ thống da liễu trong cả nước, góp phần phát hiện bệnh nhân sớm và điều trị kịp thời, giảm tối đa tình trạng tàn tật cho người bệnh.

Theo PGS Thường, hiện nay là phần lớn bệnh nhân phong đang sống trong các khu điều trị đều không có gia đình. Thực chất họ là những người tàn tật do bệnh phong. Mặc dù được chính quyền và ngành y tế rất quan tâm nhưng những mặc cảm bệnh tật và kỳ thị từ xa xưa vẫn là nỗi ám ảnh của họ. Vì vậy, định hướng của hoạt động phòng chống phong trong giai đoạn tới sẽ chủ yếu là hướng tới giảm kỳ thị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong, đồng thời công tác tuyên truyền giáo dục y tế để người dân tự phát hiện sớm bệnh cũng là ưu tiên hàng đầu.

Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi

GS-TS Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết dấu hiệu phát hiện bệnh phong sớm gồm: tổn thương da thay đổi màu sắc (trắng, thẫm, hồng...) hoặc các mảng đỏ, u da kèm theo có rối loạn/giảm mất/cảm giác (nóng, lạnh, đau, xúc giác), bề mặt tổn thương thường khô, bóng. Dái tai dày, bóng, rụng lông mày. Người bệnh xuất hiện tình trạng tê bì, mất cảm giác tay, chân. Đây là những dấu hiệu sớm gợi ý người dân cần tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Cơ chế lây nhiễm của bệnh phong chủ yếu qua tiếp xúc, người ta cũng cho rằng bệnh lây qua các dịch tiết của người bệnh nhưng đòi hỏi phải có tiếp xúc gần và kéo dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã bắt đầu điều trị thì khả năng truyền bệnh của họ giảm tới 99%. Tỉ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2%-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo