xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải bài toán thu nhập của y - bác sĩ

DS Nguyễn Bá Huy Cường (Úc)

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP HCM lần thứ X (2015-2020) nêu mục tiêu và giải pháp cho lĩnh vực y tế: “Phát triển ngành y tế thành phố đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân (...). Bổ sung chính sách đãi ngộ xứng đáng, đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế; nâng cao tinh thần phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế”.

Dưới đây tôi xin góp ý về khía cạnh chính sách cho nhân viên y tế trên phạm vi cả nước, trong đó có TP HCM.

Một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn lương tâm của y - bác sĩ, ý thức của bệnh nhân... nhưng tựu trung, trong bối cảnh hiện nay, yếu tố tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng khi đồng lương cao thì chất lượng phục vụ cũng sẽ cao hơn. Thế nhưng, để giải bài toán lương của y - bác sĩ, Bộ Y tế lại đưa cái khó về phía bệnh nhân (bắt bệnh nhân phải è cổ ra đóng viện phí) thì không công bằng.

Có thể tham khảo cách làm tại Úc: Mỗi công dân hoặc thường trú nhân đều được cấp một thẻ khám bệnh gọi là “Medicare”. Thẻ này giúp người bệnh được hưởng những dịch vụ hoàn toàn miễn phí, như: đi bác sĩ khám tổng quát khi cơ thể có những bất ổn; xét nghiệm máu; kiểm tra mắt; chụp X-quang; các tiểu phẫu đơn giản. Nếu điều trị ở bệnh viện thì bệnh nhân chỉ cần trả 25% viện phí, 75% kia Medicare trả.

Để có ngân quỹ cho Medicare, tất cả những người đi làm việc phải đóng thuế và số tiền thuế này sẽ chi một phần cho Medicare. Riêng đối với những người tàn tật, người thất nghiệp, người về hưu, người mất sức lao động thì được cấp một thẻ gọi là “Healthcare Card”. Với thẻ này, người bệnh được hỗ trợ hoặc miễn hoàn toàn viện phí. Bệnh nhân đến bác sĩ khám chỉ cần trình thẻ Medicare hoặc Healthcare rồi sau đó chính phủ sẽ thanh toán lại tiền cho bác sĩ.

Ở nước ta, việc này không thể thực hiện được, do đó cần phải có sự đóng góp của bệnh nhân. Tuy nhiên, không nên làm cho người bệnh vốn đã bệnh lại còn thêm... bệnh!

Thiết nghĩ, để tăng lương cho y - bác sĩ, nhà nước có thể thực hiện một số giải pháp khác. Chẳng hạn, đánh thuế cao những loại hàng hóa có hại cho sức khỏe như thức ăn gây béo phì, thuốc lá, rượu bia, nước giải khát có gaz chứa nhiều đường... Tiền thuế thu được có thể giúp cải thiện đồng lương cho y - bác sĩ. Giải quyết được đồng lương thì sẽ giảm được nạn kê toa ăn hoa hồng hay vừa cấp thuốc vừa chẩn bệnh.

 

Ngăn chặn tiêu cực về dược phẩm

Có nhiều loại bệnh mà bệnh nhân phải dùng thuốc cả đời. Tuy nhiên, vì giá thuốc quá cao mà bệnh nhân bỏ nửa chừng khiến bệnh này sinh ra bệnh khác, thêm gánh nặng cho ngành y tế.

Để tránh tình trạng bỏ ngang thuốc vì chi phí quá cao, nhà nước cần có những sách lược đúng đắn. Không nên nhập ào ạt những loại thuốc ngoại đắt tiền trong khi ngành dược trong nước có thể tự tin bào chế. Việc đấu thầu, đưa thuốc vào bệnh viện phải minh bạch, công khai.

Một điều vô cùng quan trọng khi dùng dược phẩm là người sử dụng phải nắm đủ thông tin về thuốc. Muốn vậy, hệ thống y tế của ta cần phải rạch ròi. Bác sĩ chỉ nên kê toa chứ không nên cấp thuốc còn dược sĩ chỉ nên cấp thuốc theo toa chứ không nên tự cấp. Quy định này đã có trong luật nhưng vì quản lý chưa nghiêm nên tiêu cực cứ tái diễn và bệnh nhân là người ôm hận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo