xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Huy động cộng đồng dập dịch tay chân miệng

NGỌC DUNG

Bộ Y tế sẽ minh bạch trong việc thông báo thông tin với người dân và sẽ công bố khi dịch xảy ra ở quy mô lớn, ngoài tầm kiểm soát

Dịch tay chân miệng (TCM) trở nên nóng bỏng hơn trong những tháng đầu năm khi số ca mắc và tử vong tăng cao bất thường so với cùng kỳ năm ngoái. Chiều 22-2, tại hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức, nhiều chuyên gia dịch tễ đã đề nghị các địa phương cần minh bạch thông tin về dịch TCM với người dân.

Đã có 9 ca tử vong

Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, với 9 ca tử vong trong tổng số hơn 6.300 ca mắc bệnh TCM trong 6 tuần đầu năm 2012 cho thấy tình hình dịch đang diễn biến rất bất thường so với các năm trước.
 
img
Dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến rất bất thường.
Trong ảnh: Trẻ em điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM. Ảnh: NGUYỄN THẠNH
 
Nếu như năm 2011 đến tháng 5 mới ghi nhận bệnh nhân tử vong do TCM thì thời điểm này tỉ lệ chết trên số người mắc đã lên đến 0,14%. Dự báo trong năm 2012 số ca mắc sẽ tương đương năm 2011 là 112.000 người, số ca tử vong có thể giảm hơn do công tác khám chữa bệnh, trang thiết bị được triển khai tốt hơn.
 
Ông Hiển lo ngại với tình hình dịch như hiện nay người dân còn chưa hiểu tại sao lại mắc bệnh thì dịch sẽ còn lây lan. Do đó các địa phương cần minh bạch để thông tin đến với người dân. “Hiện nguyên nhân khiến dịch lây lan vẫn là do ý thức vệ sinh cá nhân, rửa tay phòng bệnh ở người trực tiếp chăm sóc trẻ còn quá thấp. Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất bởi trẻ chưa thể chủ động để phòng bệnh”- ông Hiển khẳng định. 
 
Trong khi đó, ông Viên Quang Mai, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, cho rằng năm ngoái, mặc dù dịch TCM tăng cao bất thường nhưng theo quy định phải hội tụ 3 điều kiện mới được công bố, trong đó có lý do vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tỉnh, thành.
 
“Địa phương nào dũng cảm lắm mới nhận là “không kiểm soát được dịch”, vì thế cần có thêm những cuộc họp để thống nhất định nghĩa này chứ không thể nói chung chung. Khi dịch vượt mức trung bình và xuất hiện chủng lạ, nhất thiết phải công bố dịch để huy động cộng đồng tham gia dập dịch”- ông Mai đề nghị. Cũng theo ông Mai, nhiều địa phương cho rằng việc công bố dịch sẽ tác động đến các họat động du lịch nhưng thực tế qua, theo một số địa phương như Khánh Hòa, Ninh Thuận khi công bố dịch sốt xuất huyết, lượng khách du lịch không hề giảm.

Bộ Y tế minh bạch thông tin

Trước những quan ngại về việc các địa phương “né” chuyện công bố dịch TCM, PGS - TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng địa phương chưa công bố dịch không phải do e ngại mà vì chưa đủ điều kiện.
 
Ông Long khẳng định Bộ Y tế sẽ minh bạch trong việc thông báo thông tin với người dân và sẽ công bố khi dịch xảy ra ở quy mô lớn, ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, ông Long cũng đề nghị các địa phương chủ động đánh giá về mức độ dịch để kịp thời triển khai dập dịch. “Việc công bố dịch đúng thời điểm sẽ giúp huy động nguồn lực, nhân lực, hỗ trợ chuyên môn để kiểm soát dịch tốt hơn”- ông Long nhấn mạnh.
 
Lo ngại dịch TCM bùng phát trên diện rộng, Bộ Y tế tiếp tục có công điện đề nghị các địa phương cấp bách phòng dịch TCM. Theo đó, chủ động lên kế hoạch phòng chống dịch TCM, tăng cường công tác giám sát, điều tra tình hình dịch. Triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nhà trường; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác phòng bệnh tại các nhà trẻ, nhất là nhà trẻ tư nhân, hộ trông trẻ tại gia đình…
 

Tăng cường giám sát 3 dịch bệnh nguy hiểm

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết cùng với việc tiếp tục giám sát bệnh sốt xuất huyết, từ năm 2012, Bộ Y tế sẽ đưa 3 bệnh truyền nhiễm là TCM, cúm A/H5N1 và viêm não mô cầu vào hoạt động giám sát chủ động để có những cảnh báo kịp thời tới người dân.
 
Năm 2012, nguy cơ lây lan dịch cúm A/H5N1 trên người rất cao do virus H5N1 lưu hành trong các đàn thủy cầm mà không có biểu hiện bệnh, gây khó khăn trong việc phát hiện sớm và xử lý ổ dịch. Trong khi đó, sự thay đổi thường xuyên của chủng virus cúm A tiềm ẩn nguy cơ lây truyền từ người sang người. Với bệnh viêm não mô cầu, nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất lớn. Hiện tỉ lệ người lành mang trùng về bệnh này chiếm khoảng 25% cộng đồng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo