xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không quá lo lắng với Covid-19 biến thể Ấn Độ

HẢI YẾN - NGỌC DUNG

Bên cạnh các ổ dịch do biến chủng cũ đã biết, biến chủng B.1.617.2 của Ấn Độ đang là tác nhân chính cho đợt dịch Covid -19 mới

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP HCM) kiêm Chủ tịch Liên Chi hội Truyền nhiễm TP HCM, cho rằng dù là biến thể gì thì việc ngăn chặn dịch bệnh lây truyền từ người này sang người khác vẫn là yếu tố quyết định.

Tuân thủ 5K

Giải thích lý do gọi biến thể virus SARS-CoV-2 từ Ấn Độ là chủng biến thể kép, BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết chủng virus B.1.617.2 ở Ấn Độ nguy hiểm hơn các chủng trước đây. Biến chủng này có thể lây lan nhanh hơn chủng biến thể Anh B.1.1.7 và có dấu hiệu làm giảm tác dụng của vắc-xin giống đặc tính của chủng virus Nam Phi B.1.351 nên được gọi là chủng virus biến thể kép. Với "đột biến kép" khả năng tấn công của virus sẽ gia tăng mạnh hơn, đồng thời làm giảm tác dụng của các kháng thể tự nhiên và kháng thể được tạo ra do tiêm chủng.

Theo BS Châu, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục theo dõi giải mã toàn bộ trình tự gien và phân tích các đột biến protein mới xuất hiện của virus nhằm tìm hiểu tác động của các biến thể đến diễn tiến lâm sàng, mức độ bùng phát dịch và hiệu quả phòng ngừa của các vắc-xin hiện có.

Không quá lo lắng với Covid-19 biến thể Ấn Độ - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện quận 2 cũ), TP Thủ Đức, TP HCM được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 (Ảnh: HẢI YẾN)

Đến nay, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng các loại vắc-xin phòng Covid-19 vẫn có hiệu quả bảo vệ chống các biến thể. Do vắc-xin Covid-19 chỉ mới được tìm ra gần đây và vẫn đang trong quá trình tiêm chủng với độ phủ dân số tăng dần. Vì vậy, vẫn phải tiếp tục theo dõi sát đáp ứng phòng bệnh trong thực tế và cần thêm thời gian tìm hiểu vai trò của các đột biến mới.

Tại Việt Nam, qua kết quả giải trình tự gien các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân Covid-19 do các địa phương cho thấy có nhiều mẫu mang biến chủng virus SARS-CoV-2 đang lưu hành và gây bệnh ở Ấn Độ. Trong đó, 5 mẫu tại Thái Bình; 2 mẫu tại Hưng Yên; 1 mẫu tại Hà Nội và 3 mẫu tại Vĩnh Phúc.

"Dù là biến thể gì thì việc ngăn chặn dịch lây truyền từ người này sang người khác vẫn là yếu tố quyết định. Do đó, tuân thủ các biện pháp 5K. Khi là F1 thì phải khai báo thật thà, thuộc diện cách ly thì phải thực hiện cách ly đúng quy định" - BS Châu nhấn mạnh.

PGS-TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, cũng cho rằng nếu thực hiện nghiêm 5K ở mọi nơi (cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nơi công cộng…) thì dù còn điểm dịch nhưng sẽ không phải giãn cách xã hội toàn quốc. Từ bây giờ, người dân cần tạo thành thói quen trong việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay... để ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2.

Gắn camera giám sát

Nhận định về tình trạng xuất hiện các ca dương tính trong khu cách ly, BS Phạm Xuân Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế khu vực 2 (quận 9 cũ) TP Thủ Đức, TP HCM, cho rằng trong khu cách ly cần phải có khoảng cách, giãn cách giường bệnh. Ngoài ra, tránh tình trạng người cách ly đi lung tung và giao tiếp với những người khác trong khu cách ly. "Một phòng quá đông người sẽ khó kiểm soát được dẫn đến tình trạng lây lan" - BS Hải nói.

Theo BS Hải, tại khu cách ly ở quận 9 (TP Thủ Đức, TP HCM) có công suất vận hành tối đa khoảng 200 giường. Trong đó, mỗi phòng 60 m2 được trang bị 4 giường, mỗi giường cách nhau 4-5 m, đặc biệt, trong mỗi phòng có nhà vệ sinh riêng.

"Không chỉ tuân thủ giãn cách mà nếu tình hình dịch phức tạp hơn, buộc phải cách ly riêng biệt cũng có thể ngăn giữa các giường với nhau nhằm ngăn người cách ly tiếp xúc với nhau" - BS Hải thông tin.

Ngoài biện pháp tuân thủ các quy định phòng chống dịch trong khu cách ly, hiện nay TP đã gắn camera giám sát trong từng phòng. Khu cách ly nào cũng buộc phải có camera, đây là yêu cầu bắt buộc. Sau đó, camera được kết nối với đường truyền về Sở Y tế để giám sát, theo dõi.

Bác sĩ Hải cũng cho biết để phòng chống Covid-19 hiệu quả, người cách ly cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong khu cách ly. Hiện nay, thời gian cách ly tại các khu cách ly tập trung tăng lên 21 ngày, số lần xét nghiệm nâng lên 3-4 lần, sau đó khi về nhà, tiếp tục cách ly thêm 7 ngày nữa để bảo đảm an toàn tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cũng lưu ý: "Trường hợp ở khu cách ly, các KCN, khu chế xuất khi đã phát hiện có ca bệnh, cần tiếp tục khẩn trương truy vết xác định các trường hợp F1, F2, thông qua cán bộ quản lý, trích xuất camera… để thực hiện cách ly, xét nghiệm kịp thời. Làm cùng phân xưởng, ở cùng phòng có tiếp xúc gần với F0 đều coi là F1. Ngay cả việc trước khi đưa lên xe đi cách ly phải tổ chức sàng lọc những đối tượng có nguy cơ như sốt, ho phải bố trí xe riêng chứ không đưa tất cả đi cùng một xe".

Theo các chuyên gia, giải pháp căn cơ nhất trong thời gian tới là tiến hành tiêm vắc-xin đạt độ phủ cho đa số dân (trên 70% dân số) để tạo miễn dịch cộng đồng, từ đó sẽ chặn đứng dịch bệnh.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo