xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Lỗ hổng”an toàn thực phẩm

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Nguyên nhân chính dẫn đến “lỗ hổng” về an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay là do bất cập trong công tác quản lý, hậu kiểm...

Năm nào cũng vậy, đến thời điểm từ ngày 15-4 đến 15-5 là các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương phát động Tháng Hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

img
Hàng rong bán trước cổng trường là một trong những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc vẫn không giảm

TPHCM là điểm nóng nhất về ATVSTP tại phía Nam. Theo Sở Y tế TPHCM, trong năm 2009, tại TP đã xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.002 người mắc phải, một người chết. Từ tháng 8-2009 đến tháng 4-2010, tại TP chỉ xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm quy mô nhỏ với khoảng 20 người mắc do thực phẩm được cung ứng từ một bếp ăn của tỉnh Bình Dương.
 
Cũng theo Sở Y tế TP, nguyên nhân gây ngộ độc hiện đã thay đổi, cụ thể là giảm các vụ ngộ độc do ô nhiễm vi sinh, tăng số vụ ngộ độc do dị ứng với độc chất tự nhiên (histamine có trong cá ngừ, độc tố trong con sam).

Xây dựng khu thức ăn đường phố


Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TPHCM, cho biết nhằm bảo đảm ATVSTP, mỗi quận - huyện phải xây dựng một khu thức ăn đường phố tập trung. Trước mắt, trong năm nay, TP sẽ thí điểm xây dựng 5 khu thức ăn đường phố, góp phần nâng cao chất lượng ATVSTP.

Từ số liệu trên, đối chiếu với các năm trước, ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, đã lạc quan cho rằng số vụ ngộ độc thực phẩm giảm là do các bếp ăn tập thể ở các khu chế xuất - khu công nghiệp được kiểm soát tốt... Ngay cả khi báo cáo, thông báo tại lễ phát động Tháng Hành động vì chất lượng ATVSTP 2010 do Ban Chỉ đạo liên ngành về ATVSTP TP tổ chức ngày 15-4 cũng như tại buổi triển khai công tác phòng chống bệnh tả khu vực phía Nam do Viện Pasteur tổ chức ngày 19-4, ông Giang cũng tự tin khẳng định: “Nhờ đã kiểm soát tốt các bếp ăn tập thể, chuyện ngộ độc thực phẩm sẽ chỉ còn trong quá khứ”.
 
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau (ngày 20-4), tại TPHCM đã xảy ra ngộ độc thực phẩm làm 14 công nhân của Công ty TNHH Ba Huân (huyện Bình Chánh - TPHCM) phải nhập viện cấp cứu. Điều tra cho thấy số công nhân này đã ăn cơm trưa với thực đơn gồm canh dưa hấu non, cá ngừ chiên, cà tím xào. 

Mở rộng ra tại khu vực phía Nam, thực tế cho thấy đến Tháng hành động vì chất lượng ATVSTP nhưng số vụ ngộ độc thực phẩm vẫn không giảm. Tại tỉnh Bình Dương, tối 22-4, đã có hàng chục công nhân Công ty TNHH ASG Vina (huyện Thuận An) phải nhập viện do ngộ độc sau khi ăn cơm với các món như rau, cá... 

Trước đó, từ ngày 14 đến 16-4, tỉnh Bình Phước cũng có 120 người phải vào viện cấp cứu sau khi dự một tiệc cưới. Nhiều trường hợp ngộ độc nặng phải truyền dịch, bù nước, điều trị tích cực mới phục hồi sức khỏe. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trước đó không lâu, 100 sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM sau khi ăn sáng ở một khu du lịch cũng đã bị ngộ độc với hàng loạt triệu chứng như đau bụng, nôn ói và đi cầu nhiều lần...


Vẫn còn bất cập

Theo chương trình của Tháng Hành động vì chất lượng ATVSTP, các đoàn thanh tra liên ngành, chuyên ngành ở các địa phương sẽ thanh-kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nước đóng chai, đóng bình, nước tương, các sản phẩm sử dụng chất phụ gia, bếp ăn tập thể khu chế xuất - khu công nghiệp, trường học, bệnh viện...

Bà Nguyễn Thị Khánh Trâm, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế), cho biết ATVSTP gần đây có khá hơn, trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng cũng đã được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh việc làm ăn chân chính cũng có không ít kiểu làm ăn gian dối, thiếu trách nhiệm của một số nhà sản xuất, hộ kinh doanh, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc.

Trong khi đó, một số chuyên gia y tế cho rằng các nguyên nhân chính dẫn đến “lỗ hổng” về ATVSTP hiện nay là do bất cập trong công tác quản lý, công tác hậu kiểm sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP đối với doanh nghiệp; sự thiếu kiên quyết xử lý vi phạm về ATVSTP ở một số địa phương; cố tình sai phạm trong việc thực thi các quy định về ATVSTP trong quy trình nhập khẩu nguyên liệu, chế biến sản xuất...

Theo ông Lê Trường Giang, công tác kiểm soát ATVSTP tại TPHCM vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể, 80% nông sản từ các địa phương nhập về TP nên khó kiểm soát; chưa phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chất lượng ATVSTP; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thanh tra, xử phạt về ATVSTP chưa đầy đủ...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo