xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam thay đổi thế nào sau hơn 30 năm?

N.Dung

(NLĐO) - Nếu như giai đoạn 2017-2019, mỗi năm Việt Nam phát hiện khoảng 10.000 trường hợp nhiễm HIV, thì 2 năm gần đây, mỗi năm có hơn 13.000 trường hợp được báo cáo

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong 10 tháng năm 2022, cả nước phát hiện thêm 9.025 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS tử vong là 1.378 trường hợp. Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 (chiếm 48%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (81%).

Tại Việt Nam, Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra 3 mục tiêu 95-95-95, đó là: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.

Đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam thay đổi thế nào sau hơn 30 năm? - Ảnh 1.

Tư vấn sử dụng thuốc kháng virus cho một thanh niên nhiễm HIV

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Việt Nam còn rất nhiều việc cần phải làm, nhất là để đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Dịch HIV/AIDS rất có thể bùng phát trở lại nếu chủ quan, thiếu quan tâm, không đầu tư thỏa đáng cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Thống kê cho thấy nếu như giai đoạn 2017-2019, mỗi năm Việt Nam phát hiện khoảng 10.000 trường hợp nhiễm HIV, thì 2 năm gần đây, mỗi năm có hơn 13.000 trường hợp được báo cáo.

Theo PGS-TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP HCM tính đến tháng 10-2022, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cả nước có 220.580 người nhiễm HIV đang còn sống và 112.368 người nhiễm HIV đã tử vong. Dịch tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 80% số người nhiễm mới phát hiện trên toàn quốc (TP HCM chiếm hơn 1/4 số người nhiễm mới phát hiện trên toàn quốc) và chủ yếu ở đối tượng nam giới (trên 80%)"- PGS Hương nói.

Đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam thay đổi thế nào sau hơn 30 năm? - Ảnh 2.

Tiến độ thực hiện 3 mục tiêu 95-95-95 về phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Bà Hương cho biết từ năm 1990 đến 2015, tỉ lệ người nhiễm HIV là nam giới có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên từ năm 2016, tỉ lệ người nhiễm HIV là nam giới bắt đầu có xu hướng gia tăng trở lại. Trong giai đoạn đầu của dịch, đối tượng bị lây nhiễm HIV chủ yếu là qua đường máu, tuy nhiên trong những năm gần đây, lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn trở thành đường lây chính trong những ca nhiễm HIV mới phát hiện.

Năm 2022, gần 50% số ca nhiễm HIV được phát hiện ở nhóm dưới 29 tuổi. Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang được báo cáo là nhóm đối tượng nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam. Hiện có những địa phương báo cáo có 60% - 80% người nhiễm HIV được phát hiện trong năm qua là thuộc nhóm MSM. Các chuyên gia lo ngại nhóm MSM và nhóm chuyển giới được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm HIV mới được ước tính hàng năm trong thời gian tới.

Công tác xét nghiệm sàng lọc HIV đã bao phủ 100% tuyến huyện với hơn 1.300 cơ sở và xét nghiệm khẳng định HIV đã bao phủ 100% tỉnh/thành phố với 204 phòng xét nghiệm khẳng định. Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện với 97 phòng xét nghiệm khẳng định. Hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định HIV cũng đang được triển khai thí điểm sử dụng 3 test nhanh tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa. Xét nghiệm nhiễm mới đã được triển khai tại 28 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Cũng theo bà Hương, công tác triển khai các biện pháp dự phòng thế hệ mới đã đạt được kết quả đáng lưu ý khi điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP) triển khai đa dạng thông qua các mô hình TelePrEP, PrEP trực tuyến, OS, lưu động... Tốc độ tăng trưởng khách hàng nhanh hơn so với các nước trong khu vực.

Đến nay đã có 210 cơ sở PrEP triển khai cung cấp dịch vụ PrEP (nhà nước và tư nhân) tại 29 tỉnh, thành phố. Số khách hàng được tiếp cận với dịch vụ PrEP ít nhất 1 lần trong kỳ báo cáo là 40.020 khách hàng (đạt 88,9% so với chỉ tiêu 45.000 khách hàng vào năm 2022); số khách hàng duy trì điều trị PrEP trên 3 tháng liên tiếp đạt 69,6%; 80,4% số khách hàng PrEP là MSM.

Trong công tác điều trị HIV/AIDS, hiện có 499 cơ sở điều trị, trong đó 362 cơ sở đang điều trị thuốc ARV bằng BHYT với tổng số 167.022 bệnh nhân, trong đó 3.453 bệnh nhân là trẻ em, 163.568 người lớn.

Theo lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, ngành y tế đang mở rộng điều trị thuốc ARV qua BHYT, phấn đấu tỉ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 95% trở lên. Tỉ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt tới 97% và Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt được tỉ lệ này.

Đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam thay đổi thế nào sau hơn 30 năm? - Ảnh 4.

Nhiều mô hình truyền thông phòng, chống HIV cho nhóm MSM được thực hiện qua các nhóm cộng đồng

Những năm qua, ngành y tế đã duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Tính đến 30-9, chương trình Methadone đã được triển khai tại hơn 600 cơ sở điều trị và cấp phát thuốc trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố với hơn 51.000 người bệnh tham gia điều trị, trong đó gần 3.000 người được cấp thuốc mang về nhà. Điều trị Methadone đã góp phần khống chế được tình hình nhiễm HIV trong người tiêm chích ma túy.

Đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam thay đổi thế nào sau hơn 30 năm? - Ảnh 5.

Việt Nam đặt mục tiêu kết thúc dịch AIDS vào năm 2030

Tuy nhiên, PGS Hương cho rằng hiện nay HIV/AIDS hiện là vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng, bởi đây là một trọng những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Dịch HIV vẫn đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng nhiễm mới, nhất là nhóm thanh thiếu niên.

Trong khi đó, một số địa phương chưa phê duyệt đề án đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đáng lưu ý, việc sử dụng và lệ thuộc vào ma túy tổng hợp đang gia tăng, nhất là trong nhóm MSM.

Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2021, tỉ lệ hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV ở nam và nữ 15-24 tuổi chỉ dưới 50%. Tỉ lệ có thái độ phân biệt đối xử với HIV ở nam và nữ 15-24 tuổi là gần 40%. Cùng với kiến thức về HIV/AIDS hạn chế, ở nam nhóm tuổi 15-24 có nhiều hơn 1 bạn tình (trong 12 tháng trước ngày phỏng vấn) là 14%. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo