xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mùa Covid-19: Làm gì khi bé có phản ứng lạ?

Anh Thư ghi

(NLĐO) - Hai tuần nay, con tôi bắt đầu có phản ứng rất lạ, như một người khác mỗi khi nói chuyện với người lớn. Tôi lo lắng rằng có thể cháu dùng ti vi và điện thoại quá nhiều vì nghỉ học do Covid-19.

Bạn đọc Trần Hoàng Q. (tranhoa…@gmail.com), hỏi: Con trai tôi năm nay 10 tuổi. Thời gian gần đây, cháu rất dễ bực dọc dù không gặp chuyện gì, hay phàn nàn trong bữa cơm và không thích nói chuyện với cả ba mẹ lẫn bà ngoại như xưa. Phản ứng lạ này bắt đầu 2-3 tuần nay. Trước đó không có chuyện gì xảy ra ngoài lần cháu nổi giận khi tôi thông báo phải tiếp tục nghỉ học. Nhưng các mùa hè trước, không bao giờ cháu như vậy. Con tôi có thể bị gì? Có liên quan tới việc bé dùng ti vi và điện thoại nhiều không (không dùng cũng không được, vì nghỉ dịch Covid-19 tôi không dám cho bé đi đâu)?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:

Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 hiện tại, cũng như các khuyến cáo của chính phủ và cơ quan y tế, việc bạn giữ trẻ trong nhà là đúng, nhưng để cháu dùng ti vi hay điện thoại suốt ngày là không nên.

Những loại màn hình này trước nhất khiến bé bị căng thẳng, căng mắt khi dùng nhiều. Căng mắt ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh nói chung. Nếu trò chơi của bé đòi hỏi tính hơn thua, lại thêm một yếu tố gây căng thẳng. Những điều này rất có thể dẫn đến "phản ứng lạ", tức bé thay đổi tính nết, dễ cáu gắt trước những sự việc tưởng như bình thường, la hét hay chống đối khi bạn cố lấy lại điện thoại.

Trước nhất, khi bé giải trí bằng điện thoại hay ti vi, hãy giúp bé chọn những thứ gì ít gây căng thẳng: một bộ phim vui, nhẹ nhàng, chương trình ca nhạc.

Tiếp theo, không nên nghĩ điện thoại và ti vi là món giải trí duy nhất. Ở tuổi lên 10, bé có thể giải trí bằng sách, đàn, vẽ tranh, các trò chơi xếp hình… Nhìn chung, những thứ thuộc về nghệ thuật, sáng tạo sẽ giúp giảm căng thẳng rất tốt.

Đừng để bé chơi thôi không làm gì hết. Hãy nhắc bé ôn bài, nếu có học online thì học nghiêm túc. Hãy dạy bé làm việc nhà, vì tuổi này đã cần biết tự lập đôi chút. Con tôi cũng vậy: giặt đồ, phơi đồ, lau nhà, sắp xếp lại tủ sách, dọn phòng… là những việc các bé có thể làm.

Cũng nên nhớ ở nhà không đồng nghĩa với việc cứ cửa đóng then cài: hãy giữ nhà cửa thông thoáng, mở cửa sổ cho có nắng, có gió. Nếu có sân và ban công, khuyến khích bé ra. Nên tập thể dục tại nhà để giữ sức khỏe và tinh thần thư thái hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo