xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận

Bài, ảnh: Hải Yến

(NLĐO) – Tết là khoảng thời gian mọi người được sum vầy bên gia đình, bạn bè. Điều tưởng chừng giản đơn này lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn.

Nhiều bệnh nhi gắn bó với bệnh viện nhiều hơn ở nhà ước một lần được về quê đón Tết như bao đứa trẻ bình thường khác.

Là một trong những đơn vị chạy thận nhân tạo đầu tiên tại khu vực phía Nam, 23 năm qua, Khoa Thận, nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) đã trở thành ngôi nhà của các bệnh nhi suy thận mãn khi hàng ngày, hàng tháng, hàng năm cuộc sống gắn liền với bệnh viện, với kim tiêm, với máy lọc máu.

Con khỏe là Tết

Là một trong hơn 40 bệnh nhi đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Nhi đồng 2, em Trần Phước Vinh (14 tuổi, ngụ Cái Bè, Tiền Giang) đã gắn bó với phòng lọc máu gần 4 năm qua. Ở tuổi 14, Vinh nhỏ thó như đứa trẻ lên 10 vì căn bệnh suy thận mạn.

Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận - Ảnh 1.

4 năm mẹ con chị Trần Thị Nga (49 tuổi, ngụ Tiền Giang) đều đón Tết ở bệnh viện

Ngồi ở góc giường chờ con lọc máu, chị Trần Thị Nga (49 tuổi, mẹ của Vinh) cho biết năm 2018, gia đình phát hiện Vinh suy thận giai đoạn cuối.

"Lúc 10 tuổi, khi con đang ngủ thì lên cơn co giật, sau đó được gia đình đưa đến trạm y tế gần nhà thăm khám. Bác sĩ cho thuốc uống về nhà uống. Tuy nhiên, qua ngày hôm sau con tiếp tục lên cơn co giật nên gia đình đưa đến bệnh viện. Tại đây, qua kết quả xét nghiệm máu phát hiện con bị suy thận giai đoạn cuối" – chị Nga nghẹn ngào kể lại.

Chị Nga cho biết ba của Vinh cũng có tiền sử suy thận mãn và đã mất cách đây 7 tháng vì sức khỏe bị suy kiệt. Hiện tại, mọi việc chị phải gánh vác trên vai khi vừa là trụ cột kinh tế, vừa chạy chữa bệnh cho con.

"Gần 4 năm qua, 2 mẹ con đi về giữa TP HCM và Tiền Giang liên tục. Vì một tuần Vinh phải chạy thận 3 lần. Tuy nhiên, Tết đi lại đông đúc, bất tiện hơn nên 2 mẹ con ở lại bệnh viện. Không ăn Tết ở nhà cũng buồn nhưng chỉ cần thấy con khỏe là thấy Tết" – chị Nga tâm sự.

Trong phòng chờ chạy thận, chị Trần Thị Phượng (34 tuổi, ngụ Gia Lai) đang chuẩn bị đồ ăn con trai Phạm Thế Hoàng (13 tuổi) khi vừa mổ mạch máu để đặt ống chạy thận.

Chị Phượng kể: "Lúc 5 tuổi, gia đình phát hiện Hoàng bị tiểu đường, sau đó bị suy thận. Lịch chạy thận phải liên tiếp, chỉ được nghỉ 1 ngày, nhà xa nên 2 mẹ con đành thuê trọ gần bệnh viện để tiện cho việc chạy chữa. Hy vọng duy nhất của tôi là con được ghép thận, có cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác" - chị Phương nghẹn ngào nói.

Nhìn mẹ nghẹn ngào, Hoàng cho biết năm ngoái, em học lớp 6 và được học sinh tiên tiến nhưng từ lúc phát hiện bệnh đến giờ em chỉ ở trong bệnh viện với mẹ. Em chỉ mong được mạnh khỏe để mẹ bớt lo và được đến trường với các bạn.

Mong có nguồn tạng hiến cho các con

Ở giai đoạn cuối này, ghép thận là cách duy nhất để có thể phục hồi. Nếu không may mắn, khi đủ 16 tuổi, bệnh nhi sẽ được chuyển về các bệnh viện có khoa chạy thận người lớn.

Còn nếu không nằm trong số may mắn đó, các em có thể chấm dứt cuộc sống ngay tại phòng lọc máu.

Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận - Ảnh 2.

Thường xuyên gắn bó với bệnh nhi chạy thận, các y bác sĩ đều hiểu từng hoàn cảnh gia đình các bé.

Bác sĩ Phan Thị Ngọc Dung, Khoa Thận nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), cho biết máy lọc máu được xem như quả thận của bệnh nhân bởi bệnh nhân suy thận không lọc được chất độc trong cơ thể.

"Quá trình lọc máu rất phức tạp, điều dưỡng bác sĩ phải tập trung theo dõi quá trình chạy thận từ kiểm tra máy móc, trang thiết bị cho tới quá trình hoạt động phải giữ cho máy chạy ổn định từ 3-4 tiếng. Việc làm này như đang vận hành một trái thận của em bé" – bác sĩ Dung giải thích.

Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận - Ảnh 3.

Máy lọc máu được vận hành như một trái thận của em bé

Theo bác sĩ Dung, đối với bệnh nhân suy thận mạn không chạy thận hoặc chạy không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến tính mạng vì chất độc tích tụ trong cơ thể. Trung bình một lần chạy thận kéo dài 3-4 tiếng. "Nếu sức khỏe bệnh nhi chưa ổn định, có các bệnh lý kèm theo chúng tôi sẽ giữ lại chạy định kỳ 1 tuần 3-4 lần tùy vào sức khỏe mỗi bé, còn những bé ổn định rồi thì chạy bên ngoài để giảm tải cho bệnh viện" – bác sĩ Dung nói thêm.

Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận - Ảnh 4.

Dù mang trong mình căn bệnh quái ác nhưng với tinh thần lạc quan, mong rằng các em sẽ sớm được trở lại cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác

Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận - Ảnh 5.

Một góc xuân được trang trí trong bệnh viện giúp các em được cảm nhận không khí xuân, quên đi nỗi đau bệnh tật.

Cũng theo bác sĩ Dung, với số lượng bệnh nhi đông nên khoa chạy thận hoạt động hết công suất từ thứ 2 đến thứ 7. Vào những dịp Tết, các bác sĩ chỉ nghỉ ngày mùng 1, sau đó vẫn chạy bình thường. Để giúp các em không cảm thấy buồn vì đón Tết ở đây, bệnh viện cũng tổ chức các chương trình tặng quà cho các em với nhiều hy vọng gửi gắm.

Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận - Ảnh 6.

Cây ước nguyện được các y, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 chuẩn bị với mong ước chia sẻ tâm tư của phụ huynh và bệnh nhi

Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận - Ảnh 7.
Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận - Ảnh 8.
Ngày Tết của bệnh nhi chạy thận - Ảnh 9.

"Tôi mong ước có một lớp học ở bệnh viện dành cho những bệnh nhi không thể đi học được, mong ước có nguồn thận được hiến để các em được sống như bao đứa trẻ bình thường và hy vọng nhân viên y tế có sức khỏe để tiếp tục đồng hành với các em trong mọi hoàn cảnh" - bác sĩ Dung bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo