xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghiện thuốc ngủ dễ sinh bệnh

Bài và ảnh: Nhất Phương

Những loại thuốc ngủ chỉ giải quyết triệu chứng mất ngủ nên khi ngưng thuốc, bệnh nhân sẽ mất ngủ trở lại. Đây là nhóm thuốc gây nghiện, nếu dùng thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Ngày 11-9, phòng khám tâm thần kinh Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương TPHCM đã tiếp nhận bệnh nhân N.T.L, 63 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận nhập viện do bị mất ngủ đã nhiều năm liền. Điều nguy hiểm là bệnh nhân L. nhập viện trong tình trạng toàn thân run nặng, bứt rứt, hồi hộp, lo lắng... Tiến sĩ - bác sĩ Ngô Tích Linh cho biết đây là bệnh nhân nghiện thuốc ngủ do tự ý sử dụng thuốc ngủ trong thời gian quá dài với tác dụng phụ nặng hiếm thấy ở những người đã từng dùng thuốc ngủ khác.

Tự uống 3 viên thuốc ngủ mỗi ngày

Sau khi nhập viện, bệnh nhân N.T.L được bác sĩ chỉ định điều trị cai nghiện thuốc ngủ trước, cho đến khi bệnh nhân không còn lệ thuốc thuốc ngủ mới tiếp tục điều trị chứng mất ngủ. Thời gian cai nghiện thuốc ngủ có thể kéo dài từ một tháng trở lên tùy theo mức độ nghiện và những tác dụng phụ.

Cách nay hơn 3 năm, bà N.T.L cảm thấy mất ngủ nhưng không đến bác sĩ điều trị, cũng không nói cho ai trong gia đình biết. Bà L. tự mua một vỉ thuốc ngủ 10 viên giá 28.000 đồng uống mỗi ngày 1 viên. Khi uống thuốc này, bà L. thấy ngủ ngon. Lúc đầu bà L. chỉ có ý định uống tạm nhưng hôm nào không có thuốc bà lại thấy trằn trọc nên tiếp tục mua uống. Sau vài tháng, bà L. uống 1 viên không còn hiệu quả nữa. Nghĩ rằng đã lờn thuốc và không hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ nào, bà L. tự tăng lên 2 viên. Tuy nhiên, bà L. cũng chỉ thấy hiệu quả trong một thời gian ngắn, khi thuốc không còn tác dụng, bà lại tự ý tăng số lượng thuốc ngủ lên 3 viên mỗi tối. Lần này, do số lượng thuốc uống nhiều nên bà đổi sang mua loại thuốc rẻ tiền hơn với giá 5.000 đồng/2 vỉ. Sau một năm uống thuốc ngủ với liều 3 viên mỗi ngày, bà L. bắt đầu cảm thấy tay chân run, kèm theo chán ăn, dễ cảm thấy lạnh và cảm giác lo âu nhưng lại nghĩ rằng đó là biểu hiện của tuổi già. Đến khi uống 3 viên thuốc cũng không mang lại cho giấc ngủ ngon thì bà mới chịu đi bác sĩ vì biết không thể cứ tăng thuốc lên mãi. Khi bà L. được đưa đến BV Nguyễn Tri Phương thì tình trạng run rất nặng đến mức không nói được.

Càng sợ mất ngủ thì càng mất ngủ

Ngày 13-9, phòng khám tâm thần kinh BV Nguyễn Tri Phương tiếp nhận một trường hợp mất ngủ kéo dài hơn một năm, đó là bệnh nhân N.T.D, 57 tuổi, ngụ tại Vũng Tàu. Khi tình trạng mất ngủ bắt đầu xảy ra, bà D. cũng đã tự nấu các loại lá để uống nhưng không hiệu quả. Nghe lời chỉ dẫn, bà D. cũng đã uống đủ loại thuốc bắc và tim sen nhưng giấc ngủ cũng không đến. Hết cách, bà D. tự ý ra tiệm mua thuốc ngủ về uống, lúc đầu khoảng 2-3 đêm uống 1 viên. Nhưng bà D. vẫn lo sợ bị mất ngủ nên tình trạng mất ngủ không giảm vì vậy đã tăng lên mỗi ngày 1 viên. Sau gần một năm tự uống và tự tăng liều thuốc ngủ, bà N.T.D lại tiếp tục mất ngủ nhưng lần này trầm trọng hơn vì còn kèm theo những triệu chứng như nặng ngực, không muốn ăn, chán nản, sợ hãi. Bác sĩ Võ Hoàng Long, Bộ môn Tâm thần Đại học Y Dược TPHCM, cho biết đây là trường hợp mất ngủ do trầm cảm nhưng không được điều trị đúng và kịp thời.

Tại BV Nguyễn Tri Phương, bác sĩ cũng bắt đầu áp dụng cai thuốc cho bệnh nhân N.T.D và điều trị chứng trầm cảm trong vòng 6 tháng.

Bác sĩ Võ Hoàng Long cho biết mất ngủ chiếm tỉ lệ khoảng 20%-30% trên dân số, thường gặp ở phái nữ và tình trạng này gia tăng theo độ tuổi. Điều trị rối loạn giấc ngủ rất khó khăn, nhất là ở những trường hợp mãn tính. Người bệnh cần được điều trị sớm khi tình trạng mất ngủ xảy ra trong vòng một tuần đầu. Ngoài ra, bệnh nhân cần được hướng dẫn về các thói quen phải tránh như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, vận động gắng sức trước khi đi ngủ. Phòng ngủ phải yên tĩnh, tránh ánh sáng chói, tập thể dục đều đặn...

Giảm chất lượng cuộc sống do mất ngủ

Tình trạng mất ngủ có những biểu hiện như khó dỗ giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm hoặc ngủ dậy nhưng vẫn cảm thấy mệt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe hoặc khi đang vận hành máy móc... Nếu bệnh nhân biết cách thư giãn, nghỉ ngơi, sắp xếp lại công việc và điều chỉnh giờ ngủ hợp lý sẽ khắc phục được chứng mất ngủ do stress hoặc căng thẳng tâm lý ở mức nhẹ, khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn nặng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo