xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhìn lại sau 2 năm đại dịch Covid-19

Bác sĩ Nguyễn Thành Úc

(NLĐO) - Ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Hai năm qua, một số khía cạnh trong đại dịch đã được xử lý tốt, song nhiều việc vẫn còn hạn chế

Trước tháng 3-2020, thế giới đang yên bình, khoa học kỹ thuật và kinh tế rất phát triển, không ai dự đoán được sẽ có một trận đại dịch xảy ra. Từ "đại dịch" đã thuộc về dĩ vãng, nó chỉ xuất hiện trong các sách lịch sử về y tế như: Cái chết đen năm 1346, cúm Tây Ban Nha năm 1918, cúm Hồng Kông năm 1968… Thế mà, bỗng nhiên Covid-19 xuất hiện và trở thành "sát thủ" trên toàn thế giới.

Những trường hợp đầu tiên

Ngày 29-12-2019, có 4 trường hợp viêm phổi không rõ căn nguyên đến chợ bán buôn hải sản Huanan ở Vũ Hán, miền trung Trung Quốc. Đến ngày 2-1-2020, các bác sĩ xác nhận 41 người tại một bệnh viện ở Vũ Hán bị bệnh hô hấp nặng. Trong số này, 27 người từng tiếp xúc với chợ hải sản.

Ngày 7-1-2020, các nhà nghiên cứu đã phân lập được tác nhân gây bệnh là virus SARS-CoV-2 và ngày 10-1 đã giải trình tự được bộ gen này. Đến ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố Covid-19 là một đại dịch.

Hiện tại, 2 năm trôi qua, thế giới đã ghi nhận hơn 458 triệu trường hợp mắc Covid -19 - căn bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Căn bệnh này đã gây tử vong với hơn 6 triệu người.

Nhìn lại sau 2 năm đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid 19 tại TP HCM (ảnh minh họa). Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Chưa rõ nguồn gốc SARS-CoV-2

Có ý kiến cho rằng virus SARS-CoV2 đến từ loài dơi. Tuy nhiên, các nhà khoa học nghi ngờ giả thuyết đó vì protein tăng đột biến trên SARS-CoV-2 rất khác với protein trên Coronavirus có ở dơi.

Một nghiên cứu gần đây đã phân tích sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2, cho thấy sự xuất hiện của SARS-CoV-2 có thể là do lây truyền từ động vật sang người.

Ngoài ra, còn có giả thuyết cho rằng SARS-CoV-2 đã "trốn thoát" khỏi một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, như một số phương tiện truyền thông đã cho là thuyết âm mưu. Các nghiên cứu chính thống đã bác bỏ giả thuyết này.

Gia tăng các biến chủng

WHO đã cảnh báo 5 biến chủng là: Alpha (B.1.1.7) tại vương quốc Anh từ tháng 9-2020; Beta (B.1.351), Nam Phi, tháng 10-2020; Gamma (P.1), Braxin, tháng 12-2020; Delta (B.1.617.2), Ấn Độ, tháng 10-2020 và Omicron (B.1.1.529) tại nhiều quốc gia từ tháng 11-2021.

Bản chất sinh tồn của virus là đột biến để tồn tại và phát triển. Mỗi lần chúng tái tạo, vật liệu di truyền của chúng sẽ được sao chép. Đột biến xảy ra khi một phần của vật liệu di truyền được sao chép không chính xác.

Mỗi biến chủng có các tính năng khác nhau. Một số biến chủng dễ lây truyền hơn những biến chủng khác và độc hại hơn. Chính những đặc điểm này đã gây ra nhiều làn sóng dịch Covid-19. Đây cũng là những gì đã xảy ra với các biến chủng Alpha, Delta và Omicron của Coronavirus.

Kỳ tích vắc-xin

Loại vắc-xin phòng Covid-19 đầu tiên do Pfizer và BioNTech sản xuất. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy nó có khả năng bảo vệ 95% chống lại SARS-CoV-2. Các vắc-xin do Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson sản xuất cũng đã được đưa vào sử dụng. Ðây là một kỳ tích lịch sử.

Vắc-xin đã có hiệu quả trong việc giảm tác động của Covid-19, cho phép xã hội sớm ổn định. Khi nhìn lại, có thể thấy chúng ta đã rất may mắn vì đã chế tạo ra được vắc-xin chống lại loại virus đặc biệt này trong một thời gian cực ngắn, trong khi đối với HIV hiện vẫn chưa có vắc-xin.

Chúng ta sẽ phải có vắc-xin tăng cường hằng năm, ít nhất là trong tương lai gần, như một số nước đã tiến hành tiêm mũi thứ 4 cho người dân. Chúng ta hy vọng rằng sẽ sớm nghiên cứu được loại vắc-xin mới có tác dụng mạnh mẽ hơn.

Đây không phải là trận đại dịch đầu tiên, và chắc chắn không phải là trận đại dịch cuối cùng. Một số khía cạnh trong đại dịch Covid-19 đã được xử lý tốt, song có nhiều việc vẫn còn hạn chế, các cuộc tranh luận sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm.

Chúng ta cần rút ra những kinh nghiệm, bài học về cách ly y tế, giãn cách xã hội, phòng ngừa cá nhân, về vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu, để từ đó có được phương án tối ưu khi đối phó với các đợt bùng phát dịch bệnh trên toàn cầu trong tương lai.

Chúng ta không được chủ quan, lơ là mất cảnh giác. Các nhà khoa học trên thế giới phải luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó với tất cả bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bằng sự trải nghiệm của quá khứ và sự phát triển của khoa học.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo