xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhờ kịp thời cho vào chậu nước đá, bàn tay đứt lìa được nối thành công

CÔNG TUẤN

(NLĐO) - Phần bàn tay đứt lìa của nam bệnh nhân được bọc kín trong túi nylon và cho vào chậu nước đá rồi chuyển đến bệnh viện sớm nên nối lại thành công.

Chiều 14-6, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cho biết nơi đây đã phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bị đứt lìa cổ tay trái.

Bệnh nhân là ông C.D.L. (31 tuổi; ngụ tỉnh An Giang), được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ trong tình trạng cổ tay đứt lìa, lộ gân đứt, xương cổ tay gãy, mất máu nhiều.

Nhờ kịp thời cho vào chậu nước đá, bàn tay đứt lìa được nối thành công - Ảnh 1.

Ê-kíp bác sĩ đã phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân bị đứt lìa cổ tay

Tại đây, bệnh nhân được truyền máu, giảm đau, bảo quản lại bàn tay đứt lìa. Các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và xử trí mổ cấp cứu khâu nối vi phẫu bàn tay đứt lìa.

Sau đó, bàn tay được chuyển lên phòng mổ để rửa sạch, lấy dị vật, sát khuẩn, xác định gân gấp sâu các ngón từ 1 đến 5, gân gấp cổ tay, gân duỗi cổ tay, gân duỗi các ngón.

Nhờ kịp thời cho vào chậu nước đá, bàn tay đứt lìa được nối thành công - Ảnh 2.

Bàn tay đứt lìa sau ca phẫu thuật

Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển lên phòng mổ. Ê-kíp phẫu thuật cố định xương trước, nhanh chóng nối lại các mạch máu và các dây thần kinh, gân gấp và gân duỗi cho bệnh nhân. Thời gian phẫu thuật là 3 giờ 30 phút.

Đến chiều 14-6, sinh tồn bệnh ổn định, bàn tay hồng, các ngón tay có thể cử động nhẹ, bệnh nhân được được theo dõi và điều trị tiếp tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình. Những ngày tới, bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu để phục hồi dần chức năng.

Nhờ kịp thời cho vào chậu nước đá, bàn tay đứt lìa được nối thành công - Ảnh 3.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật

Theo BS.CKII Huỳnh Thống Em, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, ca phẫu thuật vi phẫu rất phức tạp, các thao tác nối lại rất khó nên cần sự khéo léo, tập trung cao độ, phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm dày dặn để phẫu thuật vi phẫu.

Ở trường hợp này, bệnh nhân đã được sơ cứu ban đầu tốt từ tuyến trước. Phần chi bị tổn thương của bệnh nhân đã được băng ép, cầm máu, phần bàn tay bị đứt được bọc kín trong túi nylon và cho vào chậu nước đá rồi chuyển đến bệnh viện sớm (giờ thứ 3).

Cũng theo bác sĩ này, để chi bị đứt rời sống được và phục hồi tốt được chức năng thì yêu cầu của cuộc phẫu thuật là phải khôi phục lại tất cả các thành phần bị đứt như: kết xương, khâu nối gân cơ, và đặc biệt là phải khâu nối lại các mạch máu, thần kinh.

"Bảo quản phần chi bị đứt rời cũng vô cùng quan trọng, góp phần cho thành công cuộc phẫu thuật. Tốt nhất, chi bị đứt phải được bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4-5°C để kéo dài được thời gian sống của tế bào" - bác sĩ Thống Em đưa ra lời khuyên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo