xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phòng cảm lạnh

BS Ngô Văn Tuấn

Cảm lạnh là chứng thường gặp ở những người sức khỏe kém (người có tuổi, người gầy yếu). Nó không chỉ xảy ra vào mùa lạnh mà suốt cả 4 mùa nếu con người bất cẩn hoặc để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột. Cảm lạnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả xấu, suy giảm sức đề kháng, bội nhiễm… Dưới đây là một số loại cảm lạnh dễ xảy ra:

 

img

 

Cảm lạnh trong mùa nóng: Một học sinh 14 tuổi đi học về, trời nóng quá, em vào nhà mở tủ lạnh và cho đầu vào để “làm mát”, một lúc sau thì ngã gục vì cảm lạnh. Một thanh niên 20 tuổi đi đá bóng về, mồ hôi nhễ nhại, vội đi tắm. Tắm xong, mở quạt điện, 30 phút sau thì ngất xỉu do cảm lạnh.

Cảm lạnh trong mùa rét: Một đêm trời lạnh dưới 12 độ C, khoảng 3 giờ sáng, nghe chuông điện thoại reo, người đàn ông 61 tuổi vội tung chăn rồi đi chân trần trên nền gạch để nghe điện thoại. Bỗng ông thấy ù tai, sống lưng ớn lạnh, cảm giác cái lạnh lan từ dưới chân lên, ông phải bỏ điện thoại để lấy áo ấm và dép. Sau đó, ông bị nôn mửa ngay vì cảm lạnh rồi ngã bệnh hơn 1 tháng mới khỏi.

Tai biến mạch máu não do cảm lạnh: Hai ông cháu nằm ngủ với nhau, cháu kéo hết chăn về phía mình. Ông thương cháu nên cứ để vậy và nằm co ro chịu rét một mình. Gần sáng, cháu đi tiểu, trèo qua người ông mà không thấy ông động đậy gì, sợ quá gọi cả nhà đến cứu ông, lúc này ông đã mê man bất tỉnh. Khi ông được đưa vào bệnh viện thì thầy thuốc bảo rằng ông đã tử vong do tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân

Đông y gọi cảm lạnh là “thương hàn”. Trương Trọng Cảnh, một danh y nổi tiếng của Trung Quốc, đã viết sách thương hàn luận giải thích nguyên nhân gây ra cảm lạnh là: Hàn khí xâm nhập kinh lạc tạng phủ, phá vỡ hàng rào bảo vệ cơ thể là khí thái dương, gây nên các triệu chứng như đau vùng cổ gáy, ớn lạnh dọc sống lưng và 2 chân, nhức đầu chảy nước mũi trong.

Tây y xác định nguyên nhân gây ra cảm lạnh là do cơ thể gặp lạnh đột ngột, sức đề kháng bị suy giảm. Các virus đường hô hấp thường trú trong khoang miệng hoạt động mạnh gây ra cảm lạnh như: những loại virus gây cảm lạnh thông thường (Adenovirus, Coronavirus, Rhinovirus) với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau họng, nổi hạch cổ, viêm họng, đôi khi sốt. Tiến trình viêm nhiễm do virus kéo dài vài ngày đến 1 tuần. Nếu không chữa trị các triệu chứng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể thì các vi khuẩn thường trú trong khoang miệng sẽ tấn công, dẫn đến bội nhiễm. Đầu tiên là các vi khuẩn hiếu khí, sau đó là các vi khuẩn kỵ khí, đồng thời các bệnh tiềm tàng trong cơ thể có nguy cơ bộc phát như tim mạch, viêm xoang, viêm tai...

Phòng ngừa

- Giữ ấm chân, ngực, cổ bằng cách đi giày, mặc ấm, quàng khăn cổ.

- Tránh nhiễm lạnh đột ngột. Nếu cơ thể bị ướt phải làm khô và sưởi ấm ngay. Khi tắm lúc trời rét thì tắm phần cơ thể bên dưới trước, rồi cởi áo tắm phần trên, sau đó mới gội đầu, để cơ thể thích nghi dần. Vào mùa lạnh, khi đi ngủ nên để sẵn áo ấm, mũ len, dép ở chỗ dễ lấy để khi cần là có ngay.

- Giữ vệ sinh răng, miệng, họng để hạn chế vi khuẩn, virus trú ẩn ở khoang miệng. Cần đánh răng, súc miệng thật kỹ.

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể: Tập thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày 45-60 phút. Chọn các môn như đi bộ, bơi lội, yoga...

- Dành sẵn gừng tươi để đuổi khí lạnh (hàn tà). Khi bị lạnh đột ngột nên nhai ngay một lát gừng tươi đã cạo vỏ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo