xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Stress học đường gia tăng

Nhất Phương

Có nhiều tình huống ở trường học gây lo lắng, căng thẳng cho trẻ. Stress là vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi đi học hiện nay

img
Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM từng điều trị nhiều trẻ bị stress do áp lực học tập. Ảnh: C.T.V

Vừa qua, một bé gái 7 tuổi được đưa vào điều trị tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TPHCM vì nôn ói, nói nhảm, hoảng loạn và được chẩn đoán là rối loạn tâm thần. Trước đó, bé bị sốt một ngày nên nghỉ học nhưng khi đi học trở lại, bé mệt nên khóc. Cô giáo chủ nhiệm cho rằng bé nhõng nhẽo nên giao cho thầy hiệu trưởng xử lý. Thầy nhốt bé vào phòng và đánh bé. Từ đó bé khóc nhiều, lên cơn sốt, nói nhảm, la hét, mất ý thức. Sau khi đã được điều trị tâm lý 5 lần, bé hết nói nhảm, giao tiếp tốt nhưng vẫn còn rất sợ đi học.


Nhiều áp lực, xung đột


Tại đơn vị tâm lý BV Nhi Đồng 1, một vấn đề thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi đi học là stress. Đối với các học sinh cấp 2 và cấp 3, bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, trưởng đơn vị tâm lý BV Nhi Đồng 1, cho biết có nhiều tình huống ở trường học gây lo lắng, căng thẳng cho trẻ. Thường gặp nhất là trẻ bị áp lực học tập, cha mẹ hoặc thầy cô, bạn bè chửi mắng, đánh đập, bị bạn từ chối chơi, do không làm được bài tập ở nhà, không được ăn mặc theo sở thích, thấy sự thay đổi trong cơ thể ở tuổi dậy thì, do thấp hơn các bạn đồng trang lứa, không hạp với thầy cô giáo, quá cân nặng so với bạn, đổi nhà, đổi trường...


Tại BV Nhi Đồng 2 TPHCM, qua khảo sát, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết ghi nhận trong các sự kiện sang chấn tâm lý ở trẻ, bị thầy cô rầy la, học tập nhiều và cãi lộn với bạn là ba sự kiện được báo cáo nhiều nhất, 13% có bệnh nặng. Học sinh nam bị thầy cô la rầy và xung đột với bạn nhiều hơn có thể do tính chất hiếu động, thích thể hiện của nam hơn nữ. Trẻ trong gia đình thường xuyên bị cha mẹ la rầy, xung đột với anh chị em, đến trường cũng bị thầy cô la rầy và xung đột với bạn. Đặc biệt gần đây, hình thức kỷ luật không phù hợp trong nhà trường đã gây ra ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề cho trẻ.


Nhận biết trẻ bị stress


Những sự kiện sang chấn tâm lý ở trẻ em tuổi học đường có liên quan đến nhiều biểu hiện sức khỏe, trong đó có hội chứng đau bụng mạn. Căng thẳng thần kinh có thể biểu hiện bằng một số triệu chứng thể chất như thở nhanh, tim đập nhanh, đau bụng, đau đầu.  Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết cho biết trẻ bị bắt nạt có liên quan với những biểu hiện khó ngủ, đái dầm, buồn bực, hay bị nhức đầu và đau thượng vị. Những biểu hiện sức khỏe tỉ lệ thuận với số lần bị bắt nạt. Đau bụng mạn là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, được ghi nhận xảy ra từ 10% - 15%. Đến nay, các nghiên cứu đã chứng minh đau bụng mạn là do các rối loạn chức năng (yếu tố tâm lý, cảm xúc đáp ứng của tạng, ảnh hưởng nội tiết) hơn là do rối loạn vận động hệ tiêu hóa.


Còn theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, stress ở trẻ cũng có thể có tác dụng tiêu cực khi trẻ có những dấu hiệu thể chất như đau bụng, đau đầu, trẻ có vẻ hiếu động, mệt mỏi hoặc trẻ có vẻ trầm cảm, dễ cau có, không thích các sinh hoạt thường ngày. Trẻ cũng ít quan tâm đến những sinh hoạt quan trọng và thích ở nhà hơn là tiếp xúc với bạn bè; việc học sa sút, không thích đi học và không thích làm bài, học bài.  Trẻ có hành vi chống đối  như nói láo, trộm cắp, quên hoặc từ chối làm những việc lặt vặt và có vẻ lệ thuộc cha mẹ hơn trước.


Trẻ ít khi được gặp bác sĩ tâm lý khi mới bắt đầu có những biểu hiện stress mà thường gặp chuyên viên tâm lý sau khi đã chịu bao nhiêu trận đòn từ cha mẹ, thầy cô. Thậm chí ở một số trường, thầy cô còn cho phép chính các bạn trừng phạt nhau. Những cách trừng phạt trẻ có tính tiêu cực dễ gây nhiều hậu quả tai hại như dạy trẻ trở nên hung hăng và dễ nổi giận thay vì dạy trẻ ý thức trách nhiệm. Hành vi đánh trẻ cho thấy người lớn bất lực, không tự chủ về cảm xúc của mình, trút cơn giận lên trẻ, gây chấn thương trong cơ thể trẻ và sang chấn tâm lý cho trẻ. Sau này, khi lớn lên, có thể trẻ sẽ trở thành trầm cảm, nghiện rượu, dễ nổi giận.

Áp lực từ sự kỳ vọng


Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nguyên nhân gây stress có thể ở ngoài gia đình và ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều trẻ cảm thấy bị áp lực trong chính gia đình, chẳng hạn, cha mẹ kỳ vọng ở con cao quá khả năng của trẻ, bắt trẻ học quá nhiều. Sau giờ học ở trường cả ngày, trẻ còn phải đi học thêm nhiều môn khiến trẻ phải chạy hết chỗ học này đến chỗ học khác, không còn thời gian để thư giãn, vui đùa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo