xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực phẩm chức năng trùng tên thuốc điều trị Covid-19 thử nghiệm, viện nghiên cứu nói gì?

N.Dung

(NLĐO) - Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phía công ty đã có hành vi không đúng với nội dung hợp đồng giữa 2 bên trong quá trình làm việc liên quan đến chế phẩm Vipdervir.

Chiều 12-8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có thông báo về việc sản phẩm thuốc thử nghiệm Vipdervir và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vipdervir C do Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia sản xuất và quảng cáo.

Thông báo nêu rõ ngày 12-8, Viện Công nghệ Sinh học (trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã ban hành công văn số 421/CHSH khẳng định công ty đơn phương sản xuất, đăng ký lưu hành thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vipdervir C là không đúng với nội dung hợp đồng Hợp tác công nghệ sản xuất (chế phẩm Vipdervir) ký ngày 20-8-2020 giữa Viện Công nghệ Sinh học và Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia.

Viện Công nghệ sinh học yêu cầu công ty thay đổi tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vipdervir-C để tránh hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Thực phẩm chức năng trùng tên thuốc điều trị Covid-19 thử nghiệm, viện nghiên cứu nói gì? - Ảnh 1.

Thuốc Vipdervir do Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh Covid-19 - Ảnh: VAST

Trước đó, ngày 10-8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức buổi Họp báo trực tuyến công bố kết quả nghiên cứu thành công giai đoạn tiền lâm sàng thuốc thử nghiệm điều trị Covid-19 có tên là Vipdervir.

Đây là kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học do PGS-TS Lê Quang Huấn chủ trì, có sự đánh giá khoa học của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền trực thuộc Bộ Y tế.

Tuy nhiên, ngay sau đó, trên mạng xã hội chia sẻ một sản phẩm thực phẩm chức năng có thiết kế nhãn hiệu tương tự với tên gọi Vipdervir C của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cấp phép lưu hành sản phẩm vào ngày 29-6. Được biết, sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia là đơn vị cùng tham gia nghiên cứu loại thuốc nêu trên.

Tối 11-8, Công ty cổ phần Dược phẩm Vinh Gia có văn bản phản hồi về sự việc. Đơn vị này khẳng định "thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vipdervir C là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Sản phẩm đã được công bố tại Cục An toàn thực phẩm với công dụng "hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, do sức đề kháng kém gây ra". Do nhiều lý do khách quan, chủ quan, công ty chưa truyền thông quảng cáo cho sản phẩm này trên bất kỳ phương tiện truyền thông. Sản phẩm cũng chưa được bày bán tại các nhà thuốc.

Dư luận cho rằng với tên gọi khá giống nhau, lại là sản phẩm phục vụ điều trị dịch bệnh Covid-19 có thể khiến người dân hiểu nhầm, đổ xô mua sản phẩm để sử dụng.

Thực phẩm chức năng trùng tên thuốc điều trị Covid-19 thử nghiệm, viện nghiên cứu nói gì? - Ảnh 2.

Thực phẩm chức năng VIPDERVIR-C được cho là có nhãn mác khá giống với thuốc VIPDERVIR

Trước đó, tại cuộc họp báo trực tuyến, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Vipdervir là công trình trọng điểm của Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam trong việc tạo ra chế phẩm phòng và điều trị Covid-19 từ nguồn cây thuốc Việt Nam.

Trong cuộc họp ngày 7-8, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Quốc gia, Bộ Y tế, đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và chấp thuận đề cương nghiên cứu lâm sàng trên người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2. Do đó sản phẩm này được cho phép triển khai ngay giai đoạn 2, 3 trên đối tượng đích là bệnh nhân. Kết thúc giai đoạn 2, sau khi đánh giá an toàn, khả năng giảm tải lượng virus của các liều và chọn liều tối ưu, Hội đồng Đạo đức Quốc gia cho phép chuyển sang giai đoạn 3 với khoảng 200 người để đánh giá so sánh giữa 2 nhóm.

Cũng tại cuộc họp báo này, đại diện Bộ Y tế cho biết với tiến trình nghiên cứu như hiện nay, hy vọng với thời gian nghiên cứu khoảng 2-3 tháng và cùng 1-2 tháng đánh giá tổng kết, cuối năm 2021 sản phẩm này có thể được cấp phép lưu hành. "Bộ Y tế sẽ phối hợp với đơn vị nghiên cứu, huy động mọi nguồn lực từ doanh nghiệp, nhà sản xuất, đón nhận nghiên cứu cơ bản để có đánh giá nhanh nhất, khoa học nhất, có sản phẩm phục vụ người dân"- đại diện Bộ Y tế nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo