xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thuốc lá làm nóng: Quản lý sao để tránh thiệt đơn, thiệt kép?

Mai Thảo

Là "dạng khác" của thuốc lá nên thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng) cần phải chịu sự kiểm soát của Luật phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) hiện hành. Ngoài việc giảm gánh nặng quản lý cho các cơ quan chức năng, tăng ngân sách nhà nước, chính sách quản lý cần đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo vệ thanh thiếu niên không tiếp cận sản phẩm.

Chiến lược phối hợp để giảm sự tiếp cận của giới trẻ

Đối với thuốc lá điếu, dù nhà nước đã tích cực tuyên truyền tác hại và Luật cũng quy định khá rõ khung hình phạt đối với việc bán cho người dưới 18 tuổi, nhưng giới trẻ sử dụng sản phẩm này hiện là vấn nạn nhức nhối. Theo số liệu của Viện Chiến lược chính sách Y tế tại Hà Nội ghi nhận có tới 5,2% thanh thiếu niên chưa hút thuốc bao giờ nhưng lại hút thuốc lá điện tử nhập lậu.

Mặc dù hiện chưa ghi nhận số liệu tác động đến giới trẻ của thuốc lá làm nóng nhập lậu, nhưng để chủ động tránh "vết xe đổ" này, việc quản lý thuốc lá làm nóng cần một chiến lược toàn diện từ tuyên truyền, quy định kiểm soát cụ thể việc xử phạt mua bán bất hợp pháp đến các chính sách tiếp thị thương mại từ nhà sản xuất và phân phối hợp pháp.

Thuốc lá làm nóng: Quản lý sao để tránh thiệt đơn, thiệt kép? - Ảnh 1.

Quản lý thuốc lá làm nóng cần đặt mục tiêu bảo vệ thanh thiếu niên lên hàng đầu

Góc độ toàn cầu, thuốc lá làm nóng hiện không còn mới vì đã chính thức có mặt ở 66 nước. 2/3 quốc gia trong số này nằm trong Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) thuộc WHO. Chính sách kiểm soát thuốc lá kết hợp chặt chẽ từ khung quản lý kiểm soát của Chính phủ đối những sản phẩm thuốc lá đã phù hợp luật định, đi cùng chính sách tuyên truyền tác hại của và khuyến khích cộng đồng cai thuốc hoàn toàn. Bên cạnh đó là trách nhiệm của các đơn vị phân phối trong việc thực thi nghiêm túc các giải pháp kiểm soát tác động đến giới trẻ, tuân thủ các quy định chính phủ đề ra, phối hợp tăng cường kiểm soát buôn lậu.

Tại các nước này, người mua phải khai báo và xác minh độ tuổi bằng giấy tờ tùy thân khi mua hàng (cả trực tuyến và trực tiếp), nhận hàng, truy cập vào trang web sản phẩm và tương tác trực tiếp tại các điểm bán. Chỉ những người đủ điều kiện về độ tuổi mới được cung cấp thông tin sản phẩm. Địa điểm bán hàng được bắt buộc phải đặt cách xa khu vực trường học và những địa điểm bắt buộc khác trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

Nhật Bản - thị trường thuốc lá làm nóng lớn nhất thế giới đã áp dụng triệt để các biện pháp này cho thấy tỷ lệ giới trẻ tiếp cận đối với thuốc lá làm nóng gần như trong tầm kiểm soát. Cụ thể, qua khảo sát chỉ 0,1% học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng. Nhóm học sinh này đã từng hút thuốc lá điếu (không phải đối tượng sử dụng mới). Như vậy, sự hấp dẫn của thuốc lá làm nóng đối với giới trẻ là rất thấp. Điều này đồng nhất với kết quả ở các nước Mỹ, Anh, Đức, Thuỵ Sĩ, New Zealand…

Quản lý để bảo vệ cộng đồng, giảm gánh nặng, tăng ngân sách

Tại Việt Nam, chưa có văn bản quy định chính thức nên việc mua bán thuốc lá không khói trái phép khi bị bắt chỉ xử phạt hành chính, tịch thu tang vật. Trong khi lợi nhuận của việc mua bán bất hợp pháp sản phẩm này là 400%, mà không chịu thuế. So với mức phạt tới 3 triệu đồng/1 bao thuốc lá điếu nhập lậu và khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tái phạm, thì rõ ràng việc mua bán bất hợp pháp thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng vẫn hết sức hấp dẫn.

Trung bình, mỗi năm nhà nước thất thu thuế khoảng 8.500 tỷ đồng và thất thoát ngoại tệ khoảng 500 triệu USD từ hoạt động buôn lậu thuốc lá, trong đó tỷ trọng đến từ thuốc lá không khói ngày càng tăng cao.

Buôn lậu thuốc lá còn tạo thêm gánh nặng cho các cơ quan chức năng trong việc tổ chức nhân lực xử lý vi phạm, chi phí tiêu huỷ. Việc này cần sớm giải quyết, nhất là trong tình hình đất nước đang chịu tổn hại kinh tế do dịch Covid-19.

Thuốc lá nhập lậu không có nguồn gốc xuất xứ và hàm lượng chất gây hại cũng cao hơn 1,5 lần so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế (theo khảo sát của Viện Kinh tế kỹ thuật). Từ 2017 đến nay, Đại diện một số ban ngành cũng nhiều lần lên tiếng và Chính phủ đã 3 lần yêu cầu các các cơ quan liên ngành khẩn trương nghiên cứu biện pháp quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói gồm thuốc lá làm nóng , thuốc lá điện tử.

Riêng với thuốc lá làm nóng, nếu bản chất là sản phẩm thuốc lá thì không có lý do gì để trì hoãn việc chính thức áp dụng luật PCTHTL hiện hành để kiểm soát. Đó là chưa kể, thị trường chợ đen, nếu để phát triển đến một mức độ nào đó, thì việc giải quyết tận gốc sẽ vô cùng tốn kém và bất khả thi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo