xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Khoa Covid-19 bệnh viện nhi sẵn sàng ứng phó khi trẻ đi học lại

Bài - ảnh: Anh Thư

(NLĐO)- Các bác sĩ nhận định khi tất cả trẻ em đi học lại, số ca Covid-19 có thể tăng, tuy nhiên không đáng lo nếu ứng phó khoa học và chủ động phòng bệnh.

Mặc dù TP HCM đã "mở cửa" nhiều tháng qua, trẻ nhỏ cũng bắt đầu được phụ huynh cho ra ngoài, tham gia các hoạt động vui chơi... nhiều hơn trong thời gian gần đây, nhưng số ca Covid-19 trẻ em đang giảm rất thấp tại các bệnh viện chuyên khoa nhi.

Bệnh nhi giảm thấp: có thể vì 2 nguyên nhân

PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết hiện tại bên trong khoa Covid-19 150 giường của bệnh viện chỉ còn 34 bệnh nhân vào sáng 9-2, trong đó chỉ có 17 trẻ em, 17 người còn lại là phụ huynh đi kèm. Trong đó không có bệnh nhân nào phải điều trị tại khu vực hồi sức.

TP HCM: Khoa Covid-19 bệnh viện nhi sẵn sàng ứng phó khi trẻ đi học lại - Ảnh 1.

Điều trị, theo dõi cho bệnh nhi và phụ huynh tại Khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) cho biết tại đây, lượng bệnh nhi nhập viện vì Covid-19 cũng liên tục giảm thấp trong thời gian gần đây, có thể vì 2 nguyên nhân chính.

"Một là nhiều trẻ em trong cộng đồng, bao gồm cả những trẻ chưa chích ngừa, đã có miễn dịch tự nhiên do bị nhiễm cùng với gia đình trong đợt bùng phát vừa rồi. Hai là, Covid-19 ở trẻ em thường nhẹ, nhiều trẻ chỉ mắc thoáng qua, phụ huynh cũng không biết nên không đưa con đi khám."" - BS Tiến nói.

BS Tiến cho biết thêm rằng thời gian qua, một số phụ huynh đã đến thử kháng thể cho con, khi thử thì thấy trong người cháu có kháng thể dù chưa chích ngừa, tức cháu đã từng mắc Covid-19, nhưng bệnh hồi nào thì cha mẹ cũng không hay. "Có người nói mình từng bị nhưng không thấy con bị sao hết nên không nghĩ con bị. Có người nói cả nhà chưa ai mắc, hoặc cũng có khi mắc mà không biết vì người lớn đã tiêm 3 mũi thì cũng có khi bị thoáng qua, không có triệu chứng rõ ràng" - ông phân tích.

Quan trọng khâu tập huấn và sàng lọc

Theo PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, hiện nay Bộ Y tế, UBND TP HCM đã có những hướng dẫn về việc học sinh đi học lại. Điều quan trọng là nhà trường, giáo viên được tập huấn, hiểu về căn bệnh, có kịch bản ứng phó khi phát hiện trẻ mắc Covid-19...; phụ huynh cũng hiểu để ứng phó khi con mình bị bệnh, hướng dẫn trẻ phòng bệnh ra sao... tương tự các căn bệnh khác. Hiện nay trẻ trên 12 tuổi đã được tiêm ngừa, vắc-xin cho trẻ 5-11 tuổi cũng đang được mua... Tất cả những yếu tố này cộng lại đủ để yên tâm về việc trẻ nhỏ quay lại.

Về phía bệnh viện, PGS Hùng cho biết các bệnh viện luôn sẵn sàng hỗ trợ tập huấn cho các nơi, đã chuẩn bị sẵn kế hoạch, nhân sự. Khoa Covid-19 với 150 giường, đủ phương tiện để tiếp nhận bệnh nhi và phụ huynh thuộc cả 3 tầng điều trị cũng đã được bệnh viện này thành lập từ đầu năm 2022.

"Tôi cũng đang bàn với BS Khanh (BS Trương Hữu Khanh, cố vấn khối Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 - PV) tổ chức các chương trình tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ trực tuyến trên website, Facebook của bệnh viện để cung cấp kiến thức đến cộng đồng, giúp phụ huynh yên tâm hơn khi trẻ trở lại trường" - ông nói.

PGS Nguyễn Thanh Hùng cho rằng một khâu quan trọng khác trong điều trị Covid-19 ở trẻ em là khâu sàng lọc: đa số bệnh nhi có thể điều trị tại nhà. Quan trọng là phụ huynh nhận biết các dấu hiệu để đưa con đi khám, khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra và quyết định trẻ điều trị nội trú hay ngoại trú; nếu điều trị ngoại trú thì phụ huynh biết tự theo dõi trẻ để đưa trở lại bệnh viện khi cần thiết.

"Phải cho các cháu đến trường, những chuyện như học tập, sinh hoạt, đời sống kinh tế... đều cần trở lại bình thường. Nếu cho trẻ nghỉ lâu quá thì chắc chắn ảnh hưởng đến chuyện học tập, việc học trực tuyến không thể thay thế được. Hơn nữa còn là vấn đề phát triển tâm sinh lý của trẻ. Trẻ cần được giao tiếp xã hội, cần ra ngoài để khỏe khoắn... Phụ huynh chỉ cần nhắc nhở con giữ 5K, và đưa con đi tiêm ngừa khi có kế hoạch. Việc đưa trẻ trở lại trường đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, được chứng minh là cần thiết và an toàn" - PGS Nguyễn Thanh Hùng nhấn mạnh.

15 nhóm bệnh nền cần lưu ý

BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến cho biết dù chính sách tiêm vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi là khuyến khích, tùy phụ huynh, nhưng với nhóm trẻ em có bệnh nền thì lời khuyên là nên tiêm ngừa. Đây cũng là nhóm trẻ mà phụ huynh cần cẩn thận hơn trong việc phòng bệnh, cũng như sớm đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ.

BS Tiến cũng liệt kê 15 nhóm bệnh nền có thể tác động đến Covid-19 ở trẻ em: nhóm trẻ có tiền sử sinh non, nhẹ cân; béo phì; đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hóa khác; bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản; ung thư; bệnh thận mạn tính; ghép tạng, cấy ghép tế bào gốc; bệnh tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, tăng huyết áp; bệnh lý thần kinh; bệnh huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia; suy giảm miễn dịch bẩm sinh mắc phải; bệnh về gan; đang dùng thuốc corticoid hay thuốc ức chế miễn dịch; bệnh hệ thống (như lupus ban đỏ)...


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo