xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trẻ đái dầm vì stress

Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Liên (Bệnh viện Nhi Đồng 2 – TPHCM)

Thấy trẻ bị đái dầm khi vào đầu năm học, phụ huynh nên dặn cô giáo giải thích và nhắc nhở trẻ đi vệ sinh mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ

Báo Người Lao Động ngày 15-10 có bài viết “Đầu năm học đã stress”, cho biết do áp lực học tập, trường mới, thầy và bạn mới, nhiều học sinh đã bị trầm cảm, rối loạn sức khỏe tâm thần... Đó là với trẻ lớn, còn trẻ nhỏ liệu có bị áp lực đầu năm học không? Xin thưa là có. Bởi trở lại trường học là một quãng thời gian gây căng thẳng cho trẻ về cảm xúc và thể chất vì có sự thay đổi giờ giấc ngủ, xáo trộn sinh hoạt thường ngày về ăn uống hoặc những sinh hoạt khác được hình thành trong thời gian hè.

 
Đừng làm trẻ sợ hãi
 
Cụ thể ở thời điểm này, nhiều trẻ nhỏ mắc chứng đái dầm và đi tiểu ngoài ý muốn mà các bậc phụ huynh không biết lý do vì sao, thậm chí la mắng vì cho rằng đó là lỗi của trẻ mà không biết rằng bản thân đứa trẻ cũng không muốn đái dầm, hơn nữa đây là một vấn đề về y khoa chứ không phải là hành vi đơn thuần.
 
Khi đái dầm, trẻ có thể cảm thấy vấn đề tồi tệ nhưng hầu hết sau đó đều bỏ được nên các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khiến trẻ thêm sợ hãi.
Hãy nói cho đứa trẻ biết rằng tình trạng này có thể khắc phục được và giúp trẻ thay đồ ướt, vệ sinh sạch sẽ.
 
 
img
Nên cho trẻ uống nước sau bữa ăn tối nhưng không cho uống trước giờ ngủ. Ảnh: XUÂN THẢO


Đừng phạt mà hãy hỗ trợ bằng cách khen nếu đêm đó trẻ không đái dầm. Hãy kiên nhẫn vì hầu hết trẻ sẽ thôi không đái dầm nữa. Một số trẻ đơn giản là phải mất thời gian nhiều hơn các đứa trẻ khác.
 
Thực ra 80% các trường hợp đái dầm là do các yếu tố về cuộc sống. Trong nhiều trường hợp còn có thể do bàng quang quá nhỏ hoặc là lượng nước tiểu tạo ra trong đêm quá nhiều, bàng quang không chứa đủ nên bị đầy trước khi đêm chưa hết. Một số trẻ ngủ quá sâu hoặc là phải mất thời gian lâu hơn để bàng quang kiểm soát tốt.
 
Tạo thói quen đi tiểu đúng giờ
 

Tập luyện bàng quang

Tập luyện bàng quang có thể giúp cho trẻ giữ nước tiểu được lâu hơn. Tập luyện bằng cách viết ra những giờ mà đứa trẻ đi tiểu trong ngày, sau đó tính ra khoảng thời gian trẻ không đi nhà vệ sinh. Sau một hoặc hai ngày, bắt trẻ cố gắng chờ thêm 15 phút nữa trước khi muốn đi tiểu. Ví dụ trẻ thường đi tiểu lúc 15 giờ 30 thì kêu trẻ chờ đến 15 giờ 45, từ từ kéo dài thêm thời gian.

Cách này được áp dụng cho trẻ có bàng quang nhỏ, giúp kéo dãn bàng quang ra để giữ thêm nước tiểu. Hãy kiên nhẫn vì tập luyện bàng quang có thể mất vài tuần, thậm chí hàng tháng.

Đái dầm còn có thể có nguyên nhân từ bệnh về thần kinh hoặc nhiễm trùng gây ra, do gặp rắc rối ở trường học, đi học quá sớm hoặc các áp lực về xúc cảm (mất người thân yêu, có thêm em bé...). Thỉnh thoảng, đái dầm còn là dấu hiệu của tiểu đường, là bệnh hay làm cho đi tiểu nhiều. Với trẻ bị bệnh thần kinh thường có đái dầm cả ban ngày. Một đứa trẻ đã không đái dầm vài tháng hoặc vài năm vẫn có thể bị lại.
 
Cần lưu ý là nếu cả cha và mẹ đều có đái dầm khi còn nhỏ thì đứa con của họ cũng có nhiều nguy cơ bị đái dầm hơn; nếu chỉ một mình mẹ hoặc cha có tiền sử bị đái dầm thì đứa trẻ có 50/50 khả năng bị đái dầm. Nói như thế không có nghĩa là trẻ không có cha mẹ hồi nhỏ đái dầm thì sẽ hoàn toàn không mắc.
 
Phụ huynh thấy trẻ bị đái dầm khi vào năm học mới thì nên duy trì thói quen đi tiểu thường xuyên trong ngày của trẻ theo cách: Viết giấy dặn dò cho cô giáo giải thích tình trạng của trẻ và nhắc nhở trẻ đi nhà vệ sinh mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ.
 
Tạo thói quen đi tiểu đều đặn, thường xuyên trong ngày sẽ giúp trẻ cải thiện mối quan hệ não - bàng quang. Tránh cho uống cà phê, nước ngọt có gaz, trà vì những thức uống này sinh nước tiểu nhanh. Cho con trẻ uống sau bữa ăn tối nhưng không cho uống trước giờ đi ngủ, đồng thời nhắc trẻ đây là ly cuối cùng con được uống trước khi đi ngủ. Phải bảo đảm là trẻ đã đi tiểu trước khi đi ngủ.
 
Lưu ý: Nếu trẻ đái dầm cả ban ngày và ban đêm khi qua 5 tuổi hoặc nếu hơn 7 tuổi mà đái dầm hơn 2 - 3 lần/tuần thì nên đưa đi khám bệnh sớm.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo