xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ 6 anh em nghi ngộ độc thuốc diệt chuột: Bác sĩ bày cách sơ cứu

D.Thu

(NLĐO) - Việc uống nhầm hoá chất dẫn đến ngộ độc khá thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng do không biết cách xử lý ban đầu nên đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Vụ 6 anh em nghi ngộ độc thuốc diệt chuột: Bác sĩ bày cách sơ cứu - Ảnh 1.

Lọ hoá chất nghi là thuốc diệt chuột mà 6 anh em bị ngộ độc

Mới đây nhất là vụ 6 anh chị em cùng bị ngộ độc một loại dung dịch màu đỏ đựng trong lọ nhựa trong suốt nghi là thuốc diệt chuột nhặt được ven đường ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 

Hiện 5 trẻ (trẻ nhỏ nhất 4 tuổi, lớn nhất 14 tuổi) đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Còn một bệnh nhân 17 tuổi nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đang điều trị tại Trung tâm Chống độc của bệnh viện này. Hiện nay, các bệnh nhân đã ổn định sức khoẻ và vẫn đang được tiếp tục theo dõi.

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cả 6 bệnh nhân này được chẩn đoán bị ngộ độc, tuy nhiên hiện chưa thể tìm được chính xác tác nhân. "Người nhà bệnh nhân có đem theo vỏ hộp đựng các ống nước nghi là thuốc diệt chuột nhưng vì không có nhãn mác nên bệnh viện đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu nước này để khẳng định chính xác nguyên nhân"- PGS Dũng nói.

Được biết, những trẻ này là anh chị em họ hàng trong một gia đình ở huyện Chương Mỹ. Khi nhặt được lọ không có nhãn mác, chứa dung dịch màu đỏ nhìn hấp dẫn đã chia nhau uống thử, uống vào thấy đắng nên nhổ ra. Sau khi uống dung dịch lạ nói trên được một lúc, các bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc như đau bụng, buồn nôn nên gia đình đưa đi bệnh viện.

Vụ 6 anh em nghi ngộ độc thuốc diệt chuột: Bác sĩ bày cách sơ cứu - Ảnh 2.

Một bệnh nhi bị ngộ độc thuốc tẩy bồn cầu từng được bệnh viện cấp cứu

Theo PGS Dũng, trước đó bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp uống nhầm hoá chất như: Dầu hoả, nước rửa móng tay, thuốc diệt cỏ, diệt chuột, thuốc trừ sâu... Nguyên nhân là do cha mẹ chủ quan để hóa chất trong tầm với của trẻ, hoặc do tận dụng vỏ chai nước khoáng, chai nước ngọt để đựng hóa chất khiến trẻ nhỏ lầm tưởng nước uống được. Các chuyên gia lưu ý với những trường hợp uống nhầm hoá chất, nếu sơ cứu không đúng cách hay không phù hợp với hoá chất bị uống nhầm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng bệnh nhi mà nguy hiểm nhất là có thể gây tổn thương phổi, thậm chí là suy hô hấp chỉ vài ngày sau uống. Do vậy, việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Vụ 6 anh em nghi ngộ độc thuốc diệt chuột: Bác sĩ bày cách sơ cứu - Ảnh 3.

Một bệnh nhi bị ngộ độc hoá chất được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Phó trưởng Khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, lưu ý khi phát hiện trẻ uống nhầm hoá chất cần xử trí cần bình tĩnh, hành động chính xác, tránh hoảng loạn. Người thân nên giữ lại vỏ thuốc, hộp chứa các dung dịch uống phải và mang theo khi đi cấp cứu để các bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.

- Uống nhầm xăng, dầu, axit, chất tẩy rửa:

Tuyệt đối không được gây nôn. Trường hợp này nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Người nhà nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trước khi đưa tới bệnh viện có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng. Phải cho trẻ uống từ từ, tránh bị sặc nước, nếu không tình trạng càng nguy kịch hơn.

Uống nhầm thuốc diệt cỏ (paraquat)

Với trường hợp này, cần phải gây nôn càng sớm càng tốt. Cho nạn nhân uống nước và kích thích họng gây nôn. Khi nôn nên đặt đầu nạn nhân thấp để tránh bị sặc vào phổi, đồng thời nằm nghiêng để tránh chất độc chảy vào khí quản gây tắc thở. Sau đó, cho nạn nhân uống than hoạt tính hoặc uống đất sét hấp thụ paraquat để giảm bớt độc tố và đưa trẻ đến ngay trung tâm chống độc của các bệnh viện.

- Uống nhầm thuốc:

Nếu nạn nhân còn tỉnh cần nhanh chóng gây nôn, đồng thời cho uống nhiều nước ấm rồi gây nôn để loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Trường hợp nạn nhân hôn mê, co giật thì không gây nôn mà gọi cấp cứu đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện.

Để phòng ngộ độc thuốc, hóa chất, chất độc cho trẻ… các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần chú ý để hoá chất ở nơi riêng biệt, cách xa nguồn thức ăn, xa trẻ em để tránh trẻ nghịch đến, nguy cơ uống nhầm hoá chất. Tuyệt đối không đựng thuốc, hoá chất vào các chai lọ không nhãn mác, các chai lọ giống chai nước ngọt, đồ ăn… Kể cả với người lớn trong gia đình cũng cần chú ý ghi rõ bên ngoài tên các loại thuốc sâu, thuốc diệt chuột, thuốc diệt muỗi… để tránh nhầm lẫn đáng tiếc. Các hoá chất này phải cất xa, riêng biệt với nguồn thực phẩm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo