xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xúc động tin nhắn của các y, bác sĩ "giành nhau" vào phía Nam chống dịch Covid-19

N.Dung

(NLĐO) - Hàng ngàn nhân viên y tế đã và đang chuẩn bị lên đường hỗ trợ các tỉnh phía Nam, trong đó có những cặp vợ chồng bác sĩ trẻ "giành nhau" vào phía Nam chống dịch Covid-19.

Bệnh viện Việt Đức ngày 30-7 cho biết đã có 500 cán bộ, nhân viên y tế đăng ký trong danh sách đợt 1 sẵn sàng tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam. Trước đó, thực hiện chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bệnh viện đã nhanh chóng cử nhân lực là bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y hỗ trợ các tỉnh phía Nam chống dịch Covid-19.

PGS-TS Lê Tư Hoàng, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Việt Đức, cho biết chỉ ít giờ sau khi Bệnh viện ra thông báo khẩn đề nghị các đơn vị lập danh sách nhân lực đợt 1 sẵn sàng tham gia hỗ trợ chống dịch tại các tỉnh phía Nam, đã có hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đăng ký tình nguyện vào TP HCM chống dịch Covid-19.

Ngay sau đó là những dòng tin nhắn ngắn gọn, rõ ràng kiên quyết tình nguyện lên đường đã xuất hiện. "Em đăng ký ạ", "Cho em đi trước chị ơi", "Cho em đi trước đi ạ"... Trong đó, ấn tượng là tin nhắn của cặp vợ chồng bác sĩ "tranh nhau" đi chống dịch.

Xúc động tin nhắn của các y, bác sĩ giành nhau vào phía Nam chống dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Công văn kêu gọi các nhân viên khoa phòng hỗ trợ miền Nam chống dịch

Xúc động tin nhắn của các y, bác sĩ giành nhau vào phía Nam chống dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Những dòng tin nhắn đăng ký sẵn sàng vào Nam chống dịch của các y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức

Trong tin nhắn trao đổi của 2 vợ chồng, người chồng nói "Anh thì chắc chắn rồi, nhà 1 người đi thôi. Anh đi rồi thì em sẽ không trong diện đi nữa đâu. Khoa anh có kế hoạch rồi". Tuy nhiên, chị vợ vô cùng muốn vào phía Nam để chống dịch nên đã trả lời: "Anh ở nhà trông con cho em đi" "Em thật sự muốn đi", "Mình cùng đi được không bố?"

Người chồng khẳng định mình chắc chắn sẽ tham gia tuyến đầu dù "khả năng mắc rất cao". Anh cũng nhắn nhủ người vợ ở nhà làm "hậu phương" để chăm sóc con nhỏ.

Xúc động tin nhắn của các y, bác sĩ giành nhau vào phía Nam chống dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Cuộc trò chuyện qua tin nhắn của đôi vợ chồng là bác sĩ "giành nhau" đi chống dịch

Chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình 2 bác sĩ trẻ xung phong vào phía Nam chống dịch, PGS Lê Tư Hoàng cho biết: "Gia đình 2 bác sĩ đã để lại trong tôi ấn tượng đặc biệt. Cả 2 vợ chồng đều muốn đăng ký vào phía Nam chống dịch mặc dù nhà có con nhỏ. Ngoài đôi vợ chồng bác sĩ trẻ, các bác sĩ ở Khoa Hồi sức của bệnh viện - đơn vị chủ chốt chống dịch cũng đã có rất nhiều bác sĩ đăng ký. Ngay khi nhận được thông báo của bệnh viện, các bác sĩ nam còn cắt tóc, cạo đầu ngắn để sẵn sàng lên đường vì khi điều trị cho bệnh nhân không có điều kiện để cắt tóc".

Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Đức, hiện người người chồng sẽ tham gia danh sách đợt 1 hỗ trợ chống dịch tại các tỉnh phía Nam còn người vợ sẽ tham gia trong đợt 2. Mỗi đợt chi viện dự kiến cách nhau 1 tháng.

Bác sĩ Trần Hoàng Tùng, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Việt Đức, cho biết tại Khoa Phẫu thuật Chi dưới đợt 1 có 14 y, bác sĩ tham gia. với các thành viên tham gia hỗ trợ phía Nam chống dịch, bệnh viện đều chuẩn bị các trang phục bảo hộ cho các nhân viên y tế. Ngoài ra, các khoa phòng cũng hỗ trợ thêm khẩu trang và đồ phòng hộ để các nhân viên y tế đủ dùng trong 2 tháng, trong trường hợp nếu không dùng đến có thể hỗ trợ các đoàn khác.

Xúc động tin nhắn của các y, bác sĩ giành nhau vào phía Nam chống dịch Covid-19 - Ảnh 4.

GS Trần Bình Giang trực tiếp đi kiểm tra cơ sở vật chất của bệnh viện dã chiến - Ảnh: Hoài Thương

Trước đó, ngày 29-7, GS-TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đã lên đường vào TP HCM cùng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long để nhận địa bàn, nhận bệnh viện, trang bị máy móc (máy thở, xi-lanh điện…) để phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng.

Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã chọn Bệnh viện Dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) làm Trung tâm hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19 nặng và rất nặng. Tại mỗi phòng điều trị có thể điều trị cho 30 bệnh nhân. Đối với quy mô 500 giường bệnh, ít nhất cần 100 giường được trang bị máy thở, 100 giường thở oxy liều cao.

Ngoài việc hỗ trợ chống dịch cho TP HCM, Bệnh viện Việt Đức đang gấp rút chuẩn bị cho bệnh viện dã chiến ở cơ sở 2 của Bệnh viện ở Hà Nam với 500 giường điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Theo Bộ Y tế, tính đến nay đã có hơn 7.000 người gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, sinh viên... đã có mặt tại TP HCM hỗ trợ chống dịch Covid-19. Nhiều bệnh viện tuyến trung ương khu vực phía Bắc như Bệnh viện K, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Lão khoa... đã cử các y bác sĩ hỗ trợ ngành y tế TP HCM chống dịch Covid-19.

Ngoài những đoàn hỗ trợ đã có mặt ở TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam, vẫn còn nhiều đoàn đã đăng kí và đang chờ lệnh, sẵn sàng lên đường sớm nhất có thể.

Trước đó, PGS-TS, Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP HCM, kêu gọi các đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế chung tay tham gia chống dịch hỗ trợ TP HCM. Bộ phận thường trực cho biết đến nay, đã có hơn 2.000 lượt người đăng ký.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo