xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Y tế cơ sở: Nhiều nhưng yếu

Bài và ảnh: QUANG NHẬT

Nhân lực thiếu, trình độ thấp, cách tổ chức chồng chéo... là những nguyên nhân khiến hệ thống y tế cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

Ngày 24-3, tại TP Huế, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hội nghị quốc tế “Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đại diện WHO, Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh châu Âu (EU).

Tổ chức cồng kềnh, chồng chéo

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có gần 11.000 trạm y tế xã với hàng trăm ngàn cán bộ y tế, được các tổ chức quốc tế và các nước đánh gia cao. Nhân lực y tế cơ sở năm 2010 của Việt Nam đã tăng 36% so với năm 2000; tại tuyến huyện tăng 44%, tuyến xã tăng 11%. Hiện trạm y tế xã có bác sĩ chiếm 76%, có nhà hộ sinh chiếm 92,6%; 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Tỉ lệ khám chữa bệnh ngoại trú tuyến huyện đạt 47%, nội trú trên 30%.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện, xã là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam. Đây là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở mà hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả người dân, kể cả khu vực miền núi, biên giới, hải đảo”.

 

Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị
Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị

 

Tuy nhiên, bà Tiến cũng khẳng định y tế cơ sở còn nhiều khó khăn, thách thức như khả năng đáp ứng về dịch vụ y tế còn hạn chế trong bối cảnh các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh, tai nạn thương tích, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cách tổ chức còn cồng kềnh, quá nhiều đầu mối ở tuyến huyện; thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhân lực và chồng chéo trong quản lý. Chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở ở nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu, việc thu hút các cán bộ y tế có trình độ chuyên môn giỏi về công tác tại tuyến cơ sở còn gặp khó khăn do chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng. “Chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của người dân dẫn đến tình trạng vượt tuyến gây quá tải các bệnh viện tuyến cuối” - bà Tiến nhấn mạnh.

Ông Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, khẳng định nội dung chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho tuyến y tế cơ sở không còn phù hợp và cần được điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu. Đồng thời cần mở rộng phạm vi khám chữa bệnh tại tuyến huyện và tuyến xã, triển khai mô hình bác sĩ gia đình.

Cần mô hình phù hợp từng vùng

GS-TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho rằng nên xây dựng mạng lưới y tế cơ sở bám sát các cụm dân cư sao cho mọi người dân khi ốm đau đều có thể được khám, điều trị ban đầu ngay tại nơi cư trú.

Về nhân lực, theo ông Hùng, cần có nhiều mô hình đào tạo khác nhau phù hợp với từng khu vực. Theo đó, ở miền núi hiện vẫn rất cần đào tạo y sĩ nhưng ở đồng bằng, đô thị thì nên nghĩ đến việc mở rộng mô hình bác sĩ gia đình. “Cần nhanh chóng xác định loại hình bác sĩ gia đình cũng như chức năng, nhiệm vụ và chương trình đào tạo. Phải chống tư tưởng cho rằng bác sĩ gia đình là những người không cần chuyên sâu hoặc không giỏi về tay nghề. Phải xem bác sĩ gia đình là sự tổng hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức, lòng say mê nghề nghiệp và kinh nghiệm mới có thể phát hiện bệnh tật sớm ở cộng đồng” - ông Hùng nhấn mạnh.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, đề xuất nên đổi mới hệ thống y tế cơ sở, trong đó cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với nòng cốt là cung ứng dịch vụ y tế tuyến huyện. Cần duy trì phòng khám đa khoa tại vùng sâu, còn tại tuyến xã nên sắp xếp theo 2 hướng: tăng cường bác sĩ, cung ứng khám chữa bệnh tại vùng sâu, vùng xa; thu hẹp hoạt động khám chữa bệnh tại khu vực thành thị, gần bệnh viện. Bên cạnh đó cần hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tạo điều kiện cho bác sĩ tuyến xã thực hành ở bệnh viện huyện.

Ông Takeshi Kasai, Giám đốc quản lý các chương trình của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, cho rằng Việt Nam nên chuyển mạnh hơn nữa theo hướng tiếp cận lấy con người làm trung tâm để tổ chức dịch vụ y tế dựa trên nhu cầu của người dân, xác định gói dịch vụ tiêu chuẩn và tập trung y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa.

 

“Không cần bác sĩ tuyến xã”

Đó là ý kiến của ông Suwit Wibulpolprasert, chuyên gia cao cấp Bộ Y tế Thái Lan. Ông cho biết tại nước này, tuyến y tế cơ sở xã không sử dụng bác sĩ, thay vào đó họ đào tạo các y tá đủ trình độ để khám chữa bệnh ban đầu; đồng thời huy động các bác sĩ tuyến trên về xã để chuyển giao kỹ thuật, giúp nâng cao trình độ cho nhân viên y tế ở đây. Bên cạnh đó, ngành y tế Thái Lan còn huy động hàng trăm ngàn tình nguyện viên để chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại gia đình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo