xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bóng chuyền Việt Nam: Rối từ đâu?

Đinh Long

Chuyện thật như đùa đã và đang xảy ra tại Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV), sau khi không cử đội tuyển nữ tham dự Giải Vô địch bóng chuyền nữ châu Á 2019, lại tiếp tục dời lịch thi đấu vòng 2 Giải Vô địch quốc gia 2019 từ tháng 9 đến cuối năm, kể cả có thể lấn sang hẳn đầu năm 2020.

Trong những bài viết trước đây, chúng tôi từng đề cập việc VFV quyết định quay lưng với Giải Vô địch bóng chuyền nữ châu Á 2019 do sự kiện này được tổ chức sớm hơn một tháng so với dự kiến. Lý do không phải vì thiếu kinh phí như chính Tổng Thư ký VFV Lê Trí Trường xác nhận. Vị Tổng Thư ký VFV còn khẳng định bóng chuyền Việt Nam chấp nhận nộp phạt để không "vướng" vào lịch thi đấu trong nước năm 2019 để tập trung cho Giải Bóng chuyền giao hữu quốc tế VTV Cup - diễn ra chỉ cách ít ngày với Giải Vô địch bóng chuyền nữ châu Á 2019.

Bóng chuyền Việt Nam: Rối từ đâu? - Ảnh 1.

Bóng chuyền nữ Việt Nam cần sự thay đổi quyết liệt trong cách làm Ảnh: ĐĂNG PHÚC

Sẽ chẳng có gì đáng để tạo nên một làn sóng phản ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội nếu như Giải Vô địch bóng chuyền nữ châu Á 2019 không được xem là vòng loại tuyển chọn các đội bóng dự Olympic Tokyo 2020. Một bên là cơ hội được cọ xát với các đối thủ đẳng cấp, nếu suôn sẻ có thể tranh một suất tham dự Thế vận hội; còn một bên thuần túy là sân chơi giao hữu, chất lượng chỉ ở mức kha khá… Ấy vậy mà VFV lại quyết định chọn giải pháp "an toàn" nhất, bỏ cơ hội để đội tuyển có dịp cọ xát ở đấu trường lớn châu lục.

Không chỉ có vậy, VFV tiếp tục bỏ qua ý kiến của những nhà chuyên môn để tham gia ASEAN Grand Prix 2019 - giải đấu được tổ chức lần đầu tiên dành cho các đội bóng nữ Đông Nam Á vào tháng 9. Thoạt tiên, ai cũng cho rằng việc có thêm cơ hội cọ xát dành cho đội tuyển là điều tốt nhưng nếu xem xét kỹ, hẳn không khó để nhận ra rằng sẽ chẳng đội tuyển nào lại chịu "bung sức" ở sân chơi này trong bối cảnh phải "ém quân, giấu bài" tối đa cho đấu trường SEA Games diễn ra ngay sau đó.

Nên biết, ASEAN Grand Prix 2019 diễn ra theo thể thức sân nhà - sân khách ở 4 nước Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam, kéo dài hàng tuần lễ đến tận trung tuần tháng 10. Nếu vẫn phải tham dự cả ASEAN Grand Prix 2019 lẫn SEA Games 30, liệu các tuyển thủ có còn đủ sức thi đấu khi trở về CLB để cống hiến cho đội bóng chủ quản vào thời điểm quan trọng nhất của mùa giải.

Bóng chuyền nữ đã không giành nổi HCB Đông Nam Á cách đây 2 năm (vào tay Indonesia) nhưng để bảo vệ tấm HCĐ hiện cũng đã rất khó chứ chưa nói đến đòi lại ngôi á quân trước sự cạnh tranh quyết liệt của cả Indonesia lẫn Philippines tại SEA Games 30.

Tuyển nữ Việt Nam đang quyết liệt trẻ hóa lực lượng, dàn cầu thủ trụ cột của đội tuyển U23 vừa giành HCĐ châu Á cũng sẽ là thành phần chủ lực của đội tuyển quốc gia. Sự đổi mới cách vận hành đội tuyển quốc gia như vậy rất cần được sự ủng hộ của người hâm mộ, tuy vậy chẳng ai chấp nhận quy trình cách tân nửa vời, thiếu niềm tin vào thành công ở sân chơi lớn từ VFV!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo