xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai VĐV chết, một chấn thương và “cơ chế” bảo hiểm... nghèo !ë

Nguyễn Ngọc

Hai cái chết và một bị chấn thương rất nặng, đáng báo động về những cái chết của các VĐV . Sự an toàn của 600 vận động viên thuộc các đội dự tuyển quốc gia chuẩn bị cho SEA Games 22 được đặt ở chế độ bảo hiểm... 100.000 đồng/người. Tròn một tháng sau chấn thương khủng khiếp khi tập luyện cùng đồng đội (11-3), tuyển thủ judo quốc gia Trần Thanh Ngời vẫn chưa biết mình có thể thắng nổi tử thần.

 

Sinh mạng VĐV là quan trọng nhất

Ở các nước có nền thể thao chuyên nghiệp, VĐV được hưởng mức đền bù bảo hiểm rất cao, được kiểm tra thể trạng trước, sau khi thi đấu nhờ hệ thống y học, khoa học thể thao hiện đại và được hưởng chế độ hợp lý. Tai nạn hoặc thương tật trong thi đấu, nếu có, đa số vì VĐV bất cẩn hoặc do tự dùng... doping.

Ở nước ta, các chế độ chính sách, bảo hiểm cho VĐV chưa tương xứng, phần nhiều do những khó khăn khách quan. Nhưng không vì thế mà chúng ta chấp nhận việc chạy theo thành tích để rồi xem nhẹ tính mạng VĐV, bởi sinh mạng con người là quan trọng nhất. Điều mà các HLV, VĐV thể thao cần hiện nay là sự quan tâm hoặc chăm lo đúng mức hơn nữa của các cấp (như phí bảo hiểm cao, có thêm chính sách ưu đãi sau khi nghỉ thi đấu). Đừng để khi sự việc đáng tiếc xảy ra, như trường hợp của Ngời, Lách, mới hành động thì đã quá muộn. SEA Games 22 đang đến gần, việc đề ra một chính sách, chế độ hợp lý cho các tuyển thủ không chỉ là nguồn động viên, cổ vũ kịp thời mà còn là cách thu hút thêm nhiều tài năng thể thao, giúp họ an tâm cống hiến hết mình vì đất nước.

V.Q

“Chỉ mong em tôi sống...”.- Tâm sự với phóng viên Báo Người Lao Động chiều qua, 11-4, chị Trần Thanh Du (chị gái của Ngời) nghẹn ngào cho biết tình trạng sức khỏe của Ngời chưa chuyển biến tốt nhiều dù đã được phẫu thuật một tháng nay. Vết mổ nối liền 2 đốt sống cổ số 4 và 5 tiến triển khá tốt, nhưng điều nguy hiểm là thể trạng của Ngời ngày càng suy kiệt. Chị Du nói: “Từ khi phẫu thuật, Ngời đã hồi tỉnh, có thể biết đủ cảm giác no- đói, nóng- lạnh..., nhưng thể lực thì không được như vậy. Tôi và gia đình lo lắm, mỗi khi Ngời mê man vì kiệt sức, chỉ sợ điều xấu nhất sẽ đến với Ngời. Các bác sĩ nói, để hồi phục  tủy sống đã dập nát nhanh nhất cũng mất 6 tháng. Ra nước ngoài thì việc điều trị có thể tiến triển nhanh hơn, nhưng khó nhất là Ngời vẫn chưa thể tự thở, vẫn phải phụ thuộc vào máy móc. Chính vì thế, dù Ủy ban TDTT và Viện Y học TDTT đã lên phương án đưa Ngời ra điều trị ở nước ngoài, nhưng với tình trạng này thì chưa thể đi được. Bây giờ tôi và gia đình chỉ mong Ngời thắng được tử thần”.

Khánh Hòa trả lời sao về cái chết của võ sĩ Lách?.- Cuộc sống của Trần Thanh Ngời hiện chỉ xoay quanh trên chiếc giường bệnh, tồn tại nhờ chiếc máy thở  cùng  sự chăm sóc của ba, chị gái. Tuy vậy, có vẻ như Ngời vẫn may mắn khi chưa hết cơ hội trở lại cuộc sống bình thường. Ủy ban TDTT cũng chịu toàn bộ viện phí, thuốc men trong suốt thời gian Ngời điều trị.

Trong khi đó, chưa đầy một tháng sau ngày Ngời gặp nạn trên sàn tập, thêm 2 vận động viên (VĐV)  khác đã tử nạn vì nghề: Cua-rơ nữ Nguyễn Duy Phương (An Giang) chết trên đường tập vì tai nạn giao thông; trong khi võ sĩ Nguyễn Văn Lách qua đời vì chấn thương khi tham dự Cúp CLB Võ cổ truyền tỉnh Khánh Hòa 2003. Điều đáng tiếc là cái chết của Nguyễn Văn Lách ẩn chứa nhiều sự tắc trách từ chính các nhà tổ chức. Một quan chức Sở TDTT Khánh Hòa giải thích về sự qua loa khi khám sức khỏe  VĐV là do eo hẹp tài chính, trong khi Lách và các võ sĩ dự giải này phải tự trang bị giáp bảo vệ bằng cách mua hàng bên ngoài không đúng tiêu chuẩn. Sau khi qua đời, gia đình Lách chỉ nhận được 5 triệu đồng nhờ khoản bảo hiểm 36.000 đồng đóng trước giải.

Hiểm nguy rình rập.- Thế nhưng, sự nguy hiểm rình rập các VĐV không chỉ dừng lại ở những giải phong trào. Ở các cuộc tranh tài đỉnh cao, rủi ro lại càng lớn hơn. Vậy các VĐV phải chấp nhận thiệt thòi theo kiểu “sinh nghề tử nghiệp”? Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Nguyễn Trọng Hỷ, dẫu ngành TDTT đã nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong việc tránh các tai nạn trong thể thao. Trong đó, một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn cho lãnh đạo và VĐV là... cơ chế! Ông Hỷ nói: “Khi tập trung tập huấn 600 VĐV, HLV cho các đội dự tuyển quốc gia chuẩn bị SEA Games 22, Ủy ban TDTT đều tổ chức mua bảo hiểm bảo vệ cho VĐV với mức phí cao nhất (100.000 đồng/người). Song, nếu muốn mua bảo hiểm cao hơn thì cơ chế không cho phép bởi ngành TDTT không thể không tuân thủ các quy định chế độ chính sách của Nhà nước”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo