xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểu biết vẫn "chết" vì doping

Đông Linh

Chuyện nhà vô địch cử tạ SEA Games và á quân ASIAD Trịnh Văn Vinh bị phát hiện sử dụng doping đang khiến người hâm mộ trong nước xôn xao suốt những ngày qua

Ở tuổi 24, lực sĩ tài năng Trịnh Văn Vinh coi như khép lại luôn sự nghiệp của mình với án phạt cấm thi đấu đến 8 năm từ Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF).

Đây không phải lần đầu tiên, các VĐV thể thao Việt Nam vướng vào vòng xoáy doping nhưng nhiều, thậm chí rất nhiều, trường hợp vi phạm đã được công bố vẫn không thể là lời cảnh tỉnh dành cho những ai đã, đang và sắp sửa đưa chân "một cách tự nguyện" vào con đường sai trái.

Lật lại hồ sơ những vụ doping nổi tiếng của làng thể thao Việt Nam - ở rất nhiều lĩnh vực, từ bộ môn tưởng chừng "vô nhiễm" như thể dục dụng cụ, bắn súng, bắn cung cho đến những môn đòi hỏi sức mạnh và độ bền bỉ thể lực như xe đạp, đua thuyền, lặn, futsal, thể hình hay cử tạ - điểm chung là đội ngũ quản lý (trung tâm TDTT, bộ môn, liên đoàn, HLV) đều có cảnh báo và luôn nhắc nhở VĐV "phải giữ mình". Thế nhưng, người trong cuộc là VĐV thường "vô ý sử dụng thuốc, sử dụng thuốc không theo chỉ định của các bác sĩ".

Lý giải quen thuộc mỗi khi có một ca doping bị phát hiện thường là "đừng chết vì thiếu hiểu biết" nhưng có lẽ đã đến lúc sửa lại thành "hiểu biết vẫn cứ chết"! Một HLV có thâm niên trong nghề và hiện tham gia ban huấn luyện (BHL) một đội tuyển bức xúc: "Các VĐV bây giờ rất có ý thức về khả năng thi đấu và cơ hội đóng góp lâu dài cho thể thao. Mọi VĐV của tôi đều nắm chắc danh mục các chất cấm được Tổ chức Phòng chống doping quốc tế (WADA) cập nhật ngày 1-1 hằng năm để phòng tránh, không cần HLV phải nhắc nhở. Rất nhiều VĐV còn tham gia buôn bán trên mạng các loại thực phẩm chức năng, vitamin và chất dinh dưỡng bổ sung nên không thể nói họ thiếu hiểu biết, thậm chí còn hướng dẫn cho bạn bè, đồng nghiệp thứ nào nên dùng, loại nào nên tránh".

Hiểu biết vẫn chết vì doping - Ảnh 1.

Trịnh Văn Vinh trong lần giành HCV SEA Games 2017 Ảnh: Quang Liêm

Trao đổi với chúng tôi, nhiều VĐV hàng đầu hiện nay đều băn khoăn liệu có nên sử dụng các chất cấm hay không. Đây mới thực sự là mấu chốt của vấn đề chứ không còn là chuyện có hiểu biết về doping hay không để… "chết" hoặc không "chết".

Trong môi trường thể thao Việt Nam hiện nay, vì lý do thiếu kinh phí nên tất cả các môn thi đấu cấp quốc gia đều không thực hiện khâu kiểm tra doping, kể cả Đại hội Thể thao toàn quốc (biểu giá cách đây vài năm đã vào khoảng 300 USD/mẫu thử). Được vào đội tuyển, các VĐV phải lo duy trì vị trí để bảo đảm nguồn thu nhập thường xuyên mà cách duy nhất là phấn đấu có thành tích quốc tế. Một VĐV đẳng cấp của TP HCM hiện có thể kiếm được khoản lương, thưởng từ 250 triệu đến trên 300 triệu đồng/năm nếu có HCV thế giới cộng thêm HCV ở các giải cấp toàn quốc. Trò có tiền thưởng, thầy cũng được thưởng nên chẳng có lý do gì để thầy trò không đồng tâm hiệp lực, VĐV không thể tự ý làm điều gì mà không báo cáo với HLV.

Nguồn thu nhập khá lớn, bên cạnh đó là niềm đam mê thật sự đối với bộ môn mình yêu thích khiến VĐV có thể bất chấp mọi việc, kể cả sử dụng doping để đánh đổi thành tích. Ở một số bộ môn mà doping vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát, không sử dụng thuốc hỗ trợ thì coi như chưa bước ra thi đấu đã bị loại từ "vòng gửi xe". Khi trở về nhà, những VĐV này phải hối hả đi thử máu, kiểm tra sức khỏe - chủ yếu là gan, thận - để lo "khắc phục hậu quả" của doping.

Thông tin từ nhiều nguồn cho thấy Tổng cục TDTT và đơn vị chủ quản của Trịnh Văn Vinh đang yêu cầu lực sĩ này chia sẻ một phần số tiền phạt dự kiến lên đến 5.000 USD. Nhiều lực sĩ cho biết nếu án phạt được ban hành, Vinh gần như sẽ phải giải nghệ, trừ khi anh có thể thi đấu trở lại ở tuổi 32.

Vì thế, khó mà đòi hỏi chuyện nộp phạt với một VĐV chắc chắn bỏ nghề. Chưa kể, tiền lệ này sẽ khiến những VĐV trẻ khác quay lưng với chính bộ môn cử tạ, với đội ngũ quản lý đã không làm tròn trách nhiệm của mình nhưng lại sẵn sàng "đem con bỏ chợ" khi có chuyện không hay xảy ra.

Cuộc rượt đuổi bất tận

Tại các quốc gia tiên tiến, một HLV chuyên môn cao có thể kết hợp (stacking) thuốc theo hướng khác biệt đôi chút để VĐV và đội tuyển của họ không bị phát hiện ở các cuộc kiểm tra. Đó là lý do các phòng thí nghiệm trên thế giới phải luôn cải tiến phương pháp để phát hiện kịp thời những biến thể thuốc mới này và WADA luôn phải làm công việc cập nhật danh mục thuốc cấm hằng năm.

Nhiều VĐV bị "hồi tố" qua các mẫu thử B được lưu trữ nhưng không sao ngăn được một cuộc rượt đuổi không có hồi kết mà lực lượng phòng chống luôn đi sau những nhà sản xuất thuốc!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo